- Các ông trói, người cứng như khúc gỗ sao còn có thể cúi mà đáp lễ
được.
- Cởi trói cho chúng nó. - Ô-mã-nhi ra lệnh.
Dù đã được cởi trói, nhưng trời giá lạnh các cụ vẫn cứ run cầm cập,
hai hàm răng chạm vào nhau, hơi thở phả ra mờ như khói như sương.
Tâm địa sói lang như Ô-mã-nhi cũng động lòng trắc ẩn. Y biết những
người này sao có thể chống lại quan quân. Vì vậy y bắt bọn thuộc cấp phải
trả lại áo ấm cho mấy người già.
Nhận lại áo, hơi ấm dần làm các cụ đã có khí sắc. Một cụ nói: “Tạ ơn
ông lớn trả lại áo rét cho người già”. Không một ai quỳ lạy. Dường như điều
đó cũng không làm Ô-mã-nhi bực giận. Vì rằng Ô-mã-nhi là người Mông
Cổ theo văn hóa du mục, nên không chấp nê như đám tay sai người Hán.
Ô-mã-nhi cất giọng đe:
- Ta hỏi, các người phải trả lời đầy đủ, nếu quanh co giấu giếm, chắc
mạng sống của các người sẽ nằm trong bụng cá. Chỉ tay về phía cụ già đứng
ở cuối hàng, y hỏi: - Lão già trông thấy đoàn thuyền của vua An Nam và
quan quân chạy qua đây từ lúc nào?
Cụ không có vẻ gì là bối rối, nói ngay:
- Bẩm ông, nhà tôi ở sâu trong thôn ấp, không ruộng cấy ngoài bờ bãi,
hoặc đi bắt cá bắt tôm gì ngoài sông, nên không biết đã có thuyền bè gì
ngoài sông.
Ô-mã-nhi hỏi tới sáu, bảy người, ai cũng tìm cách nói một cách rất
hợp lý về sự không trông thấy quân Đại Việt rút qua đây vào lúc nào. Ô-mã-
nhi mặt đỏ phừng phừng, y cho rằng các cụ già đã cố tình che giấu. Bỗng cụ
già đứng phía đầu hàng liền nói:
- Lão có thấy, lão có biết các việc mà ông lớn đang hỏi.
- Vậy ngươi nói đi!
- Tôi vừa sống bằng nghề nông, vừa sống bằng nghề chài lưới. Cách
đây đúng ba ngày tôi đang thả lưới ở cửa lạch giáp với con sông này, bỗng