HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 57

Vừa leo dốc vừa ngắm cảnh vừa nói chuyện chẳng mấy chốc cả đoàn

đã tới sân chùa.

Thấy tiếng người huyên náo, tiểu tăng liền vào bẩm với đại sư:

- Bạch thầy, con thấy có nhiều khách đang lên chùa.

Hòa thượng đặt cuốn sách đang đọc xuống kỷ quay ra dặn tiểu:

- Con lo trầu, nước nếu khách ghé thăm am bảo thời mời vào nhà

phương trượng, còn như khách chỉ du lãm phía ngoài thời chớ có làm phiền
người ta bằng sự mời mọc.

Quốc công đã nhiều lần lên tháp, vật đầu tiên mà ông nhìn thấy nơi

chân tháp vẫn là tấm bia đá ghi dòng chữ “Tường Long tháp, Long Thụy
thái bình tục niên Lý gia đệ tam đế”. Tên tháp này là do Lý Thánh tông ban
tặng khi tháp vừa hoàn tất vào năm Long Thụy thái bình thứ sáu đời vua thứ
ba nhà Lý.

Hưng Đạo nhìn tòa tháp mười hai tầng cao sừng sững đã tồn tại hơn

hai trăm năm mà vẫn chưa có gì suy chuyển. Chân tháp xây bằng đá đen
chạm hoa văn lá đề đường nét vẫn còn sắc gọn tinh tế, thân tháp xây bằng
gạch nung, màu đỏ dịu, tháp hình bát giác mỗi mặt có một cửa cuốn tò vò
trong bày một tượng Phật, vị chi mười hai tầng có chín mươi sáu tượng
Phật cả thảy.

Mọi người lần lượt leo lên đỉnh tháp, từ đây tầm mắt nhìn về mọi

hướng đều thông suốt, nhất là trên mặt biển tàu thuyền qua lại thấp thoáng
từ rất xa đã nhìn thấy khi nó còn là một chấm nhỏ. Hưng Đạo thầm nghĩ,
một sa môn đắc đạo, người cho dựng tháp này phải là một bậc trí tướng siêu
phàm bởi tòa tháp này ngoài việc tôn vinh đức Phật tổ chẳng là một vọng
hải đài cảnh giới kẻ thù từ xa sao. Cả hai con người đó đều hội đủ ở một Lý
Thánh tông, mới hay nhà Lý đã để lại cho đất nước, cho cháu con một cơ
ngơi đồ sộ mà nhiều đời sau vẫn còn được thụ hưởng nhưng chưa chắc đã
hiểu hết các giá trị.

Quốc công dẫn các gia tướng, gia thần và Khánh Dư vào chùa lễ Phật

rồi qua nhà phương trượng vấn an hòa thượng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.