HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 6

I

Vừa đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vua Nhân tông và thượng hoàng Thánh

tông đều về bái yết Sơn lăng - nơi có phần mộ tổ tông ở Thái Đường phủ

Long Hưng. Tiếp đó nhà vua cho làm lễ hiến phù

[1]

trong nhà Thái miếu để

cáo với liệt tổ về việc quân ta đã đánh tan giặc dữ, bảo vệ được giang san
nòi giống. Trong lễ hiến phù, nhẽ ra phải chém đầu vài tên tướng giặc đã
gây nhiều tội ác mà ta bắt làm tù binh, lấy máu rửa binh khí và để cho trăm
họ hả lòng căm giận. Ngặt vì kẻ thù còn quá mạnh, nếu ta giết tướng nó, lại
sẽ gây thêm cừu hận.

Sau lễ hiến phù, vua sai làm lễ cầu siêu cho tất cả những ai đã bỏ

mình vì nước trong công cuộc kình chống giặc dữ vừa qua. Ngoài các chiến
binh, các dân binh còn có dân thường làm các việc như tải lương, tải thương
và người già, đàn bà và trẻ nhỏ… bị giặc tàn sát, tất thảy đều được chiêu độ.

Về phương diện quốc gia, đàn tràng lập tại Thăng Long do nhà vua và

vị quốc sư đứng làm chủ lễ. Nơi các lộ, do an phủ sứ và vị trưởng lão đứng
đầu giáo hội trong lộ đứng ra làm chủ lễ.

Các liệt sĩ đều được cấp ruộng quốc điền để gia đình, con cháu được

nối đời hưởng lộc và thờ tự.

Với các liệt sĩ không còn ai thờ cúng thì vong linh được rước về các

chùa làng nương bóng Phật.

Thời hậu chiến, bao nhiêu công việc ngổn ngang, vua Nhân tông lo

nhất là thân phận những người dân tại các vùng giặc chiếm đóng, dù chúng
chỉ ở đỗ có vài ba tháng và cả các vùng giặc chỉ tràn qua; vì rằng với bản
chất hung bạo gặp bất cứ người dân nào, ở bất cứ độ tuổi nào, dù không
chống lại cũng bị chúng đánh đập, hãm hiếp thậm chí giết chết. Và tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.