Nhân viên cửa hàng quan tài đều biết Lý Trọc tiếng nổi như cồn, họ
cười hỉ hả nhìn Lý Trọc tỉnh khô đứng ở cửa, bảo Lý Lan:
Con trai chị lớn rồi.
Lý Lan cúi đầu, biết vì sao họ cười quái lạ như thế. Lý Lan chọn một
cỗ quan tài rẻ nhất, chỉ có tám đồng, cũng là quan tài gỗ mỏng không sơn,
giống quan tài của Tống Phàm Bình. Hai tay chị sờ lên ngực lấy tiền gói
trong chiếc khăn mùi xoa, trả trước họ bốn đồng, bảo họ bốn đồng còn lại
sẽ trả hết khi đến lấy quan tài.
Lý Lan đến Cục dân chính giải quyết tiền trợ cấp con mồ côi cho Lý
Trọc, laị đến cửa hàng quan tài đặt mua cho mình một cỗ áo quan, hai hòn
đá đè nặng lên trái tim chị đã được gỡ bỏ. Hôm sau chị nên vào nằm viện
điều trị. Nhưng bấm đột ngón tay nhẩm tính, sáu hôm nữa sẽ là tiết thanh
minh, chị khe khẽ lắc đầu bảo, hôm thanh minh chị phải về quê tảo mộ cho
Tống Phàm Bình, chờ sau tiết thanh minh sẽ đi bệnh viện.
Lý Lan lê cái thân nặng nề, vừa đi vừa nghỉ, đến hiệu sách Tân Hoa
của thị trấn Lưu, chị mua một thếp giấy trắng ở quầy dụng cụ văn phòng,
ôm trước ngực,vừa đi vừa nghỉ, về đến nhà, ngồi trước bàn, bắt đầu làm
giấy tiền và thỏi giấy vàng bạc. Sau khi Tống Phàm Bình chết, tết thanh
minh nào, chị cũng phải làm một làn giấy tiền và thỏi giấy vàng bạc khoác
vào tay, đi một chặng đường rất xa, về quê đốt giấy tiền trước mộ Tống
Phàm Bình.
Lúc này Lý Lan ốm đã kiệt sức, làm xong được một thỏi giấy vàng
bạc, lại phải nghỉ một lúc, khi kẻ vẽ tiền giấy và viết hai chữ "vàng",
"bạc"lên thỏi giấy, tay chị cứ run run hoài, công việc của một buổi chiều,
chị phải làm trong suốt bốn ngày mới xong. Lý Lan xếp ngay ngắn những
thỏi giấy vàng bạc đã làm xong vào làn, sau đó cẩn thận đặt những đồng
tiền giấy đã xâu chỉ trắng lên trên những thỏi giấy vàng bạc, chị mỉm cười