một dân tộc đạt tới một trình độ tinh thần như vậy thì việc lập quốc là điều
tất nhiên phải thành tựu vậy.
Lập quốc bằng tình thương
Tuy nhiên, bao trùm lên trên tất cả các nhân tố, vẫn là một thứ tình
cảm. Có thể nói được rằng người Do-Thái đã rút tất cả sức mạnh cần thiết
để lập quốc ở như tình cảm. Động lực cơ bản tạo ra sức mạnh quân sự cũng
như tinh thần của người Do-Thái, là tình thương đồng bào.
Điều đã khiến các quan sát viên quốc tế phải lấy làm kỳ lạ, đó là việc
tại các nơi có người Do-Thái tập trung, không khi nào người ta nhìn thấy
những cảnh nghèo khổ cơ cực thái quá, những đứa trẻ ốm yếu vì thiếu ăn
thiếu thuốc, hoặc những người già bị bỏ rơi phải đi xin ăn ngoài lề đường.
Đã có một cái gì khiến cho người Do-Thái phân biệt rành mạch thế nào là
tư lợi và thế nào là sự hy sanh cho đồng bào. Trong các cuộc bon chen,
đụng độ với người tứ xứ, dân Do-Thái đã nhiều khi tỏ ra khá chi ly, bần
tiện đến độ ích kỷ và bẩn thỉu. Nhưng tuyệt đối, không khi nào người Do-
Thái bóc lột người Do-Thái. Đó là một điều khá lạ, và rất khó hiểu đối với
người Tây-phương Âu-Mỹ. Một tình trạng mâu thuẫn lớn lao đã hiện ra
trước mắt người Âu-Mỹ : đó là hình ảnh của những người Do-Thái cực khổ
đủ mọi cách để làm giàu, đối chiếu với hình ảnh cũng của những người Do-
Thái đó, đem tất cả của cải cho các tổ chức du kích, hoặc chia nốt số tiền
nhỏ nhoi cuối cùng của họ cho một người Do-Thái khác. Vậy tâm lý người
Do-Thái ra sao mà khi thì chỉ hành động vì lợi, khi thì lại đem cho tất cả
những gì mình có ? Sự thiệt thì người dân Tây Phương không sao hiểu
được thế nào là tình thương đồng bào. Đối với các nước Âu-Mỹ, thì con
người phải tranh đấu với những con người khác, bất luận nó là đồng bào
hay người thuộc một giòng giống khác. Nền triết lý xây dựng trên cá nhân
chủ nghĩa đã dậy cho người Âu-Mỹ rằng chỉ có tư lợi là đáng kể, và mục
tiêu tối hậu của đời người chỉ có là việc trở nên giàu có và sang cả. Do đó,
người Tây phương không phân biệt giữa việc bóc lột đồng bào của mình