là việc phải làm sao cho đồng bào mình đừng bị chết, bị khổ nữa. Khi tình
thương này đã biến thành động lực của hành động, thì người Do-Thái đã
chấp nhận dễ dàng cuộc sống nằm đất, chịu khát, nơi các mật khu để chống
lại đoàn quân viễn chinh của đế quốc và các thứ phát xít tay sai.
Nếu nay hỏi một người như Ben Gourion rằng : « Nhờ cái gì mà ông
đã đem lại được cho dân Do-Thái một bản tuyên ngôn lập quốc ? », thì câu
trả lời sẽ chỉ có thể là : « Vì tôi cũng đã chỉ làm như những người lãnh đạo
khác của dân tộc tôi, nghĩa là không hành động vì tư lợi, không lừa gạt
đồng bào bằng những âm mưu đen tối để phục vụ quyền lợi cá nhân, không
cúi đầu chạy theo cuộc sống giàu sang phè phỡn trong khi đồng bào tôi
đang rên siết trong sự đói khổ và bị áp bức, bóc lột ».
Tất cả kinh nghiệm lập quốc của người Do-Thái tựu trung chỉ thâu
tóm lại trong có một điểm duy nhứt : đó là lòng thương yêu đồng bào. Nhờ
tình thương yêu này mà có việc từ bỏ lòng ích kỷ và sự vinh thân phì gia
trên hết ; và cũng nhờ tình thương này mà có được sự đồng lao cộng khổ,
đưa dẫn tới việc cùng chiến đấu chung với nhau cho tới khi mọi người đều
cùng có cơm áo và tự do. Tinh thần lập quốc của Do-Thái đã bắt nguồn từ
Thánh kinh. Mà tất cả tinh thần của Thánh kinh tựu trung cũng đã được xây
dựng trên một điều cơ bản, là : cuộc đời này chỉ là tạm bợ, là huyễn ; vậy
những hành động có ý nghĩa chỉ còn là những gì làm cho đồng bào được
thoát khỏi tình trạng đói khổ, bịnh tật và sống dở chết dở mà họ đã phải
gánh chịu từ bao lâu nay mà thôi.
Và người Do-Thái đã thể hiện được phần nào tinh thần đó. Cũng như
một số trưởng lão (patriarches) của Israël, Ben Gourion là một yogi, vừa
quán triệt tinh thần Cựu ước, vừa hành đạo yoga một cách tin tưởng. Khi
con người đã đạt tới một trình độ hiểu biết như vậy, thì việc để cho lương
tri bị mờ ám bởi tư lợi trên hết là điều khó có thể xẩy ra được vậy.