trại. Ủy ban này ấn định đường lối và quyết định mọi việc chi tiêu của
Kibboutz, in hệt một quốc hội nhỏ của một quốc gia vậy. Đồng thời, cũng
trong đại hội đồng thường niên này, Kibboutz bầu ra một tổng thư ký, phụ
trách việc thi hành tất cả các quyết định của ủy ban, in hệt như một quyền
hành pháp tại một nước vậy.
Có một đặc điểm đáng chú ý là việc gia nhập cũng như việc rời khỏi
một Kibboutz được hoàn toàn tự do. Nghĩa là một người Do-Thái có thể tới
tình nguyện xin vào sanh sống tại bất kỳ một Kibboutz nào mà nó thích, và
nếu sau đó vì một lý do gì đó, anh ta hay chị ta thấy không còn muốn làm
việc tại đó nữa, thì chỉ việc báo cáo cho tổng thư ký của Kibboutz, chào các
xã viên khác, rồi thong thả mà ra đi nơi khác, không một ai hạch hỏi điều gì
cả.
Nhờ công thức hoạt động, quản trị và sanh sống hoàn toàn tự do và no
đủ, thoải mái trên đây, mà các Kibboutzim đã phát triển rất nhanh chóng và
tăng gia số lượng một cách rất tích cực. Kibboutz đầu tiên ra đời năm 1909-
1910. Tới năm 1922, có 18 Kibboutz bao gồm 1.200 xã viên. Năm 1927,
con số này lên tới 25 Kibboutzim, mang lại cuộc sống no ấm cho 2.300
nhân viên, và khai khẩn được 7.500 mẫu đất sa mạc. Năm 1936, người ta
thấy xuất hiện tất cả 46 Kibboutzim, điều động 11.700 xã viên sản xuất trên
một diện tích là 14.500 mẫu tây. Tới 1943, số dân Do-Thái đổ về Palestine
càng ngày càng đông, con số Kibboutzim phát triển thành 108 cơ sở, với
28.600 xã viên và 30.200 mẫu đất trồng trọt. Tới 1949, trên toàn giải Israël
đã có 205 Kibboutzim, cung cấp công việc và cơm áo, phương tiện sống tự
do và no đủ cho 60.610 con người, bằng cách khai thác đều hòa 110.276
mẫu đất…
Cuộc đời của người Do-Thái, tại nơi họ chọn làm quê hương, là như
vậy. Ý chí kiên trì và quyết liệt bám đất, bám nông trại của họ, để cứu quốc
và phục quốc cho con cháu họ là như vậy.
Việc lập quốc Do-Thái đã thiệt sự bắt nguồn từ các Kibboutzim, và
các nông trại này đã thiệt sự bắt nguồn từ tinh thần làm việc tập thể, nương