Về phần tập thể, thì Kibboutz có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho các
thành phần của mình nhà ở, đồ ăn, quần áo, các trò giải trí, thuốc men, và
việc nuôi dưỡng, dậy học cho con cái các xã viên.
Tại các Kibboutz, không có việc dùng tới tiền bạc. Không ai cần tới
tiền, và cũng không có một thứ tiền nào lưu hành, vì không một ai có
lương, không một cửa tiệm nào được thiết lập, nghĩa là không hề có những
hoạt động thương mại trong một Kibboutz.
Hoạt động từ 1910 tới 1920 thì các Kibboutzim đã có một số thực
phẩm thặng dư, không dùng hết được cho các đoàn viên. Các sản phẩm dư
dùng này được đem bán một phần cho những người Ả-Rập quanh vùng,
hoặc cho các Kibboutzim thiên về công kỹ nghệ. Với những số tiền thâu
được này, các Kibboutz thành lập một quỹ kiến thiết (Keren Hayessod). Và
từ nay, các tập thể đã có thể mua được tất cả các loại máy cày, máy kéo,
máy bơm nước v.v…
Tại các nông trại Kibboutz này, cuộc sống có tính cách tập đoàn hơn là
cá nhân. Tới bữa ăn, tất cả mọi người đều cùng tới nhà cơm và ăn chung
với nhau, những thức ăn giống nhau. Trẻ em được nuôi dưỡng và giáo dục
tại các nhà trẻ, dành riêng cho chúng. Tuy nhiên không nên lầm tưởng rằng
vì vậy mà đời sống gia đình bị tiêu hủy. Ngược lại người ta đã thấy rằng tại
các Kibboutzim vợ chồng sát cánh làm việc với nhau suốt ngày, và ngoài
các giờ làm việc, họ vẫn chơi đùa và chăm sóc được con cái của họ một
cách rất thân mật và gần gũi. Có thể nói được rằng cuộc sống tại các
Kibboutz là cuộc sanh hoạt của một ngôi làng nhỏ, trong đó mọi người đều
quen biết và giúp đỡ lẫn nhau, vợ chồng con cái quây quần với nhau. Các
cảnh tượng cha mẹ dẫn con cái vào thư viện, vào các nơi giải trí, vào những
phòng ca nhạc, những nơi tập thể thao, đều đã đập vào mắt những quan sát
viên quốc tế, vốn vẫn cho rằng các Kibboutzim có tinh thần hủy hoại nếp
sống gia đình thiên nhiên.
Mỗi năm một hoặc hai lần, Kibboutz họp đại hội đồng gồm tất cả các
thành phần của mình để cử ra một ủy ban quản trị tất cả các công việc của