ISRAEL VÀ CON NGƯỜI DO THÁI - Trang 38

phải lãnh đạo thế giới, và tinh thần Quốc gia Đức phải là căn bản cho sự
phát triển của Đức. Năm 1879, nhà lãnh đạo Đức là Bismarck liên minh với
các phe phái cực hữu, để tìm cách tiêu diệt các lực lượng có khuynh hướng
tự do. Đám người Do-Thái, đã nhờ các tư tưởng và ý thức hệ tiến bộ của
các tổ chức cách mạng mà được giải phóng, liền liên minh với các khuynh
hướng tự do. Cuộc chiến tranh lạnh chống Do-Thái tại Đức bắt đầu, và căn
nguyên của cuộc tranh chấp này chỉ có là một sự tranh giành ảnh hưởng
giữa phe cực hữu và phe tự do, cả hai phe cùng mượn chiêu bài chống và
binh Do-Thái để làm phương tiện hạ nhau. Năm 1879, một nhà báo là Marr
và một nhà sử học là Treitschke sáng lập ra một liên minh chống Do-Thái.

Tạp chí và sách báo được xuất bản đều đều tại Đức, mang tên công

khai là « Loại ấn phẩm chống Do-Thái ». Tới năm sau, một triết gia là
Eugène Dürhing, cho phát hành một tác phẩm nghiên cứu, trong đó ông này
chứng minh rằng dân Do-Thái là những cặn bã của loài người, không mang
lại được gì cho xã hội mà chỉ lấy hết mọi tài sản của xã hội. Và để kết luận
Dürhing khuyến cáo chánh quyền và dân Đức nên tiêu diệt thứ nòi giống
bần tiện đó đi, hoặc đặt lại họ vào tình trạng nô lệ. Dân chúng được guồng
máy tuyên truyền của chánh quyền hướng dẫn ngày đêm vào việc chống
Do-Thái, và tại các đại học, trường học các cấp, nhiều nhóm sinh viên được
cảnh sát tiếp tay và cung cấp phương tiện để chửi bới, hạ nhục và đánh đập
các phần tử Do-Thái. Tới năm 1880, chánh quyền Đức lại tiến thêm một
bước nữa. Do bàn tay của một số trí thức và giáo sư, nhà văn, nhà báo gia
nô, chánh phủ Đức phổ biến cho toàn thể dân Đức một kiến nghị gọi là do
dân chúng đòi hỏi, muốn chánh quyền phải thẳng tay đàn áp người Do-
Thái. Tại các tỉnh, quận và xã, các nhân viên của chánh phủ và đảng của
chánh quyền buộc dân chúng phải học tập các tài liệu chống Do-Thái, và
làm rất nhiều kiến nghị theo đường lối mà một thiểu số người cầm quyền
muốn. Một đại hội được triệu tập tại Dresde năm 1882, mang danh là Hội
nghị quốc tế về việc chống Do-Thái. Các Chánh phủ Đức, Áo và Nga đã
cho đại biểu đứng ra đòi hỏi phải hủy bỏ tức khắc quy chế tự do của dân
Do-Thái.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.