ISRAEL VÀ CON NGƯỜI DO THÁI - Trang 85

đó, người Do-Thái nào còn nói tới việc lập quốc là vi phạm nền trật tự và
an ninh công cộng, nghĩa là sẽ bị đưa ra trước Tòa án quân sự xét xử. Bạch
Thư cũng hạn chế dứt khoát việc di dân người Do-Thái tại các nước trên
thế giới về Palestine. Sách này có đoạn viết như sau : « Các dân tộc Ả-Rập
rất lo ngại việc người Do-Thái tiếp tục nhập nội Palestine không ngớt. Và
chính sự lo ngại này là nguồn gốc của tất cả những sự bất mãn đã và đang
xảy ra giữa một số dân chúng và các nhà cầm quyền tại các nước Ả-Rập ».
Và để lấy lòng các nhà lãnh đạo Ả-Rập, đồng thời bưng bít hẳn trước quốc
tế tình trạng đói khổ cùng cực và bị kềm kẹp khủng khiếp của nhân dân Ả-
Rập, cuốn Bạch Thư viết tiếp : « Các sự xáo trộn do dân chúng tạo ra cho
các nhà cầm quyền, vì bất bình với người Do-Thái, đã cản trở tất cả các
công cuộc phát triển kinh tế đáng lẽ đã được thực thi tốt đẹp ». Nghĩa là,
nói cách khác cho rành mạch hơn, thì cuốn Bạch Thư của người Anh xác
định về vấn đề Ả-Rập tại Trung Cận Đông như sau : Tại vì người Do-Thái
muốn chiếm Palestine mà dân Ả-Rập nổi loạn. Và vì dân Ả-Rập nổi loạn
nên các nhà lãnh đạo đã không thành công được trong việc lo cho dân no
ấm và hạnh phúc. Lỗi hoàn toàn là ở tại ý đồ muốn chiếm Palestine của
người Do-Thái, còn dân Ả-Rập thì chỉ đáng trách là không hoàn toàn tin
tưởng ở chánh quyền, trong khi các giới cầm quyền thì rất đáng ca ngợi vì
đã làm hết mình để phục vụ cho dân cho nước.

Đặc tánh của các nền chánh trị thực dân, theo kiểu Anh là như vậy. Nó

có tài biến trắng thành đen, biến phải thành quấy, vì trong khi cuốn Bạch
Thư nói như trên, thì các nhà lãnh tụ Anh hiểu rõ hơn ai hết rằng sở dĩ dân
Ả-Rập nổi loạn, vì vấn đề Do-Thái thì ít mà vì đói khổ, bị áp bức và bất
công thì nhiều. Còn đối với các nhà cầm quyền Ả-Rập thời đó, thì chính
người Anh đã đồng lõa với họ trong chánh sách vét thuế, bắt lính và làm
giàu bằng tất cả mọi cách, thực thi nguyên tắc « tư lợi trên hết », nay cuốn
Bạch Thư lại khen tặng họ là đầy công tâm và nhiệt huyết, âu cũng là
chuyện con hát mẹ khen hay, rất thông thường vậy. Riêng đối với các nhà
lãnh đạo Ả-Rập, rất phong kiến và lạc hậu, tư sản, thời đó, thì thái độ của
họ là điều rất dễ hiểu. Vì khi một chánh quyền xuất phát từ một thế lực thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.