thành, vì các lãnh tụ Ả-Rập cương quyết không chịu ngồi họp với người
Do-Thái. Về phía Do-Thái, thì việc chánh phủ Anh mời tới Luân-Đôn tất
cả những đại diện của Ai-Cập, Ả-Rập Séoudite, Irak, Yemen, và
Transjordanie, đã cho Do-Thái thấy là người Anh muốn gì.
Thâm tâm của chánh phủ Chamberlain thời đó là muốn mượn hội nghị
Luân-Đôn – Ả-Rập – Do-Thái để vuốt ve giới lãnh đạo Ả-Rập đừng đi hẳn
vào con đường thuận theo nhân dân địa phương mà chống lại hẳn người
Anh. Chánh phủ Luân-Đôn còn muốn trả giá với các nhà lãnh đạo Ả-Rập,
để vùng Trung Cận Đông đừng trở nên đồng minh với Đức Quốc xã và Ý
Phát-xít. Chamberlain đã cam kết với các lãnh tụ Ả-Rập thời đó rằng nước
Anh sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để củng cố địa vị cho các nhà lãnh
đạo Ả-Rập, kể cả việc dùng đến quân đội Anh, cấp thêm cho họ rất nhiều
võ khí cho lính và cảnh sát, đồng thời dành cho họ một viện trợ kinh tế dồi
dào.
Các lãnh tụ Luân-Đôn còn nói rõ thêm với các nhà lãnh đạo Trung
Cận Đông rằng chánh quyền Ả-Rập cứ việc tiếp tục bắt lính và vét thuế,
không phải lo ngại gì tới sự chống đối của dân chúng cả, vì nếu có các cuộc
nổi dậy của quần chúng, thì quân đội Anh sẽ đàn áp hộ cho chánh phủ Ả-
Rập, và Anh sẽ trình bày với quốc tế rằng những bọn phiến loạn nổi dậy chỉ
là những phần tử cướp của giết người và cần phải trừng trị.
Đối với vấn đề Do-Thái, thì chánh quyền Chamberlain hứa hẹn với
các lãnh tụ Ả-Rập là Luân-Đôn sẽ chặn đứng việc thành lập một quốc gia
Do-Thái tại Palestine, miễn là các lãnh tụ Ả-Rập tiếp tục trung thành với
Anh và đừng nhận tiền của khối Trục.
Ngày 17 tháng 5 năm 1939, chánh phủ Anh ban hành một cuốn Bạch-
thư nữa, định rõ chánh sách của Luân-Đôn đối với vấn đề Do-Thái.
Cuốn Bạch Thư 1939 này tuyên bố rằng việc lập quốc của người Do-
Thái tại Palestine được chánh phủ Anh đình hoãn 10 năm, nghĩa là vấn đề
thành lập một quốc gia Do-Thái tại Palestine chỉ được Anh và các đồng
minh Tây phương cứu xét đến sau một thời hạn là 10 năm nữa. Từ nay tới