dân ngoại bang, thì nó đủ thông minh để ý thức rằng sự tồn vong của nó
hoàn toàn tùy thuộc việc nó có thực thi châu đáo các chương trình của
ngoại bang hay không. Đành rằng bao giờ nó cũng nói yêu nước thương
nòi, hô hào nhân dân hy sanh cho một chánh nghĩa nào đó, nhưng thâm tâm
nó thì nó chỉ theo đuổi có một mục tiêu tối hậu là việc làm giàu cá nhân và
bảo vệ địa vị của nó bằng mọi cách. Vào các năm 1936-1939, khi các nhà
lãnh đạo Ả-Rập đưa thanh niên Ả-Rập tấn công vào các khu giải phóng
Kibboutzim của người Do-Thái, thì bản thân các nhà lãnh đạo này biết rất
rõ là họ đẩy dân vào một công việc có hại nhiều hơn có lợi cho quốc gia
dân tộc, nhưng họ vẫn cứ làm vì chỉ có làm như vậy thì họ mới chứng minh
được sự cần thiết phải duy trì một chế độ độc tài, kềm kẹp, và họ mới tiếp
tục vét thuế, bắt lính và tận thâu để bỏ túi tất cả các nguồn lợi của quốc gia
được.
Chánh sách mới của người Anh, hạn chế việc di dân Do-Thái về
Palestine, đã là một thảm trạng đầy máu lệ cho dân Do-Thái, đang trông về
nơi quê hương họ. Trong khi đó thì tại Đức Quốc xã, tại Trung Âu, hàng
triệu dân Do-Thái dang bị giam cầm, tra tấn và giết dần trong các trại tù,
khốn khổ cùng cực. Cũng trong khi đó thì những chiếc tàu, chở đầy người
tị nạn Do-Thái, lang thang nơi ngoài biển mà không được phép cập bến, để
rồi lại phải quay mũi ra khơi, đi trở lại trại giam cũ. Một số dân Do-Thái,
không được phép đổ bộ xuống Palestine, vì không muốn quay thuyền về
nơi mà tù ngục đang chờ đợi họ, nên đã liều lĩnh lén trốn vào đất liền. Họ
đã bị cảnh sát Anh bắn từng người một nơi bãi biển, như ta đi săn đàn nai
trong rừng vậy. Tháng 9-1939, toàn bộ đám dân tị nạn của chiếc tàu Tiger
Hill đã bị người Anh giết hết theo lối đó. Tháng 10-1940, hai chiếc tàu là
Pacific và Milos đổ bộ lén lên đất liền được 1.800 dân Do-Thái tị nạn, rồi
vội vã bỏ ra khơi. Các nhà cầm quyền Anh không có cách gì tống xuất đám
người kia ra biển được, nên ra lệnh cho cảnh sát bắt giam hết, và đẩy toàn
bộ đàn bà trẻ con vào một trại tập trung tại đảo Maurice.
Thê thảm hơn nữa là những chiếc tầu như Patricia và Atlantic, khi chở
dân Do-Thái từ Danzig (Áo) về tới Palestine thì bị bịnh dịch chấy rận. Đám