một cuộc sống ấm áp có hương vị chứ không như kiếp sống tẻ nhạt của bác.
Thật vậy, bác sẽ sống lâu, như những đêm dài nhất là những đêm giá lạnh
khi một người rét mướt thao thức không chợp mắt được. Những đêm của
tôi không dài, nhưng tôi được ngủ ấm áp”
Ông cạn hết ly rượu. Bàn tay run lẩy bầy của tên nô lệ không cằm kịp
chiếc ly nên để rơi xuống sàn bể tan. Klakee-Nah lại ngồi dựa ra thở hổn
hển, nhìn những chiếc ly dốc ngược trên môi của những người uống, trên
môi ông thoáng một nụ cười trong khi mọi người tán thưởng ông. Nhận
được dấu hiệu, hai tên nô lệ định giúp ông lại ngồi ngay người lại nhưng họ
yếu sức và thân hình ông lại vạm vỡ. nên bốn người đó đều loạng choạng
mãi mới nâng nổi ông ngồi thẳng lên.
Ông nói tiếp: “Nhưng ở đây không phải chỗ nói chuyện về lề lối sống
của Porpotuk, đêm nay giữa chúng ta còn nhiều chuyện khác. Công nợ là
điều bất hạnh và tôi đây chịu bất hạnh đối với bác. Công nợ của tôi ra sao,
và lên tới bao nhiêu rồi?”.
Porpotuk tìm trong túi và lôi ra mấy tấm giấy. Lão nhắp ly rượu, rồi kể
lể:” Đây là biên lai tháng tám, năm 1889: ba trăm Mỹ-Kim. Chưa trả được
đồng tiền lãi nào. Và biên lai hồi năm kế đó: năm trăm Mỹ-Kim. Biên lai
này tính chung với biên lai hai tháng sau một ngàn Mỹ-Kim. Còn đây là
biên lai...”
Klakee-Nah sốt ruột kêu lên: “Thôi, nhớ làm gì các biên lai ấy nữa! Nó
làm đầu óc tôi rối cả lên. Tôi nợ tất cả bao nhiêu?”
Porpotuk nhìn tấm giấy ghi nợ và đọc một cách cẩn thân: “Mười lăm
ngàn chín trăm sáu mươi bảy Mỹ-Kim, bảy mươi lăm xu”.
Klakee-Nah nói một cách khinh bỉ: “Tính chẵn mười sáu ngàn cũng
được, cứ tính chẵn mười sáu ngàn. Những con số lẻ chỉ tổ làm cho mệt óc.
Và sở dĩ tôi cho mời bác đến là để tính toán công nợ, vậy bây giờ bác biên