Bezos chắc chắn rằng Amazon cần xác định bản thân là công ty
công nghệ thay vì nhà bán lẻ, do vậy ông bắt đầu tuyển dụng những
nhà công nghệ và đặt tên cho các vị trí công việc đầy khó hiểu. Năm
2001, ông dụ dỗ cựu binh của Apple, chuyên gia giao diện người dùng
Larry Tesler đến Amazon và đưa ông vào vị trí phó chủ tịch phụ
trách trải nghiệm mua hàng. Năm sau, ông thuê giáo sư về nghiên
cứu máy móc của trường Stanford, Andreas Weigend và đặt ông vào
vị trí nhà khoa học chính. Không ai trong số họ đạt những thành
công nhất định dưới sự giám sát của Bezos và cả hai nhanh chóng
chán Seattle. Weigend chỉ ở Amazon 16 tháng, Tesler nán lại lâu hơn,
trong ba năm. Sau đó, Bezos phát hiện một nhà công nghệ có suy
nghĩ tích cực giống ông trong phương thức mở rộng nhánh phát
triển cho Amazon, Udi Manber – có bằng tiến sĩ khoa học máy tính
tại Đại học Washington. Năm 1989, trên cương vị giáo sư khoa học
máy tính tại Đại học Arizona, ông viết cuốn sách về những thắc
mắc, giải quyết các công thức toán học hóc búa mang tên Nhập
môn thuật toán: Cách tiếp cận sáng tạo (Introduction to
Algorithms: A Creative Approach) gây chú ý cho những tay sành sỏi
của Thung lũng Silicon. Manber làm việc cho Yahoo và rời đi vào năm
2002 sau khi cựu CEO, Terry Semel của Warner Brothers đảm nhiệm
vị trí CEO và định hướng phát triển Yahoo từ một cổng web để trở
thành công ty truyền thông.
Rick Dalzell đã từng nghe về cuốn sách của Manber và bắt
đầu tiếp cận ông khi Manber chuẩn bị rời khỏi Yahoo. Dalzell giới
thiệu Manber với Bezos và tất cả nguồn tin đều khẳng định giữa
hai người bắt đầu mối quan hệ thân thiết từ đây. Một trong
những câu hỏi đầu tiên Bezos hỏi Manber là. “Tại sao anh không
bắt đầu mô tả một thuật toán mới mà anh vừa nghĩ ra?” Manber trả
lời và ngạc nhiên trước sự lĩnh hội của Bezos. “Ông ấy không chỉ hiểu
nó sâu sắc, mà quá trình này diễn ra nhanh hơn hầu hết những
người khác. Tôi không hi vọng điều này từ một CEO. Tôi phải mất