giữ quan điểm cũ: “Trước kia tôi đã kiếm được tiền và tôi sẽ lại
kiếm được”.
Sau nhiều tháng thất vọng não nề, cuối cùng Livermore dồn
hết can đảm để phân tích hành vi của ông và cố gắng tách khỏi
những gì ông đã làm sai. Cuối cùng thì ông phải đối mặt với phần
người trong tính cách của mình, đó là tình cảm và cảm giác - thứ mà
ông đã phủ nhận suốt cuộc đời. Ông hiểu mặt kỹ thuật của thị trường
nhưng ông không hiểu được tình cảm của mình.
Tại sao ông lại ném những quy tắc thị trường của mình, những lý
thuyết đầu cơ và những quy luật khó khăn lắm mới có được của
mình để gió thổi mất vậy? Hành vi điên rồ của ông đã làm ông phá
sản về cả mặt tài chính và mặt tinh thần. Tại sao ông làm như vậy?
Cuối cùng ông nhận ra đó là vì lòng kiêu căng tự phụ và vì cái tôi
của ông. Ngày xưa khi ông nắm số phận của thị trường trong tay,
khi J.P. Morgan vĩ đại yêu cầu ông đừng bán khống thị trường đã là
quá nhiều với ông. Thành công nổi bật này - kiếm được hơn một
triệu đô la trong một ngày - đã đưa ông trở lại với những nguyên tắc
của mình. Không phải là ông không thể đối phó được với “thất bại”
- cả đời ông đã giải quyết với thất bại - cái mà ông không thể đối
phó được chính là sự “thành công”.
Bây giờ ông biết được rằng sự thành công cũng khó đối phó
như là sự thất bại. Cả hai nhân tố này đều làm con người lụn bại. Ở
Chicago ông kiếm được số vốn nhỏ, ông vay tiền của một người
môi giới thân thiện - người biết được quyền lực của Livermore để
tạo ra hoa hồng và của cải.
Những rắc rối của ông chưa phải đã hết.
Vài năm sau, Livermore kể lại câu chuyện này cho Ed Bradley vào
một đêm tại quán rượu ở Beach Club, sau khi Bradley hỏi ông về