ầm ngày đêm thì đã không nghe tiếng nữa. Như thế tức là đã đến lúc đất Nam
Đàn có Thánh ra đời.... Thánh đó là ai? Lúc đầu, người ta cho đó là nhà cách
mạng Phan Bội Châu, nhưng khỏang năm 1920 trở đi, người ta lại cho đó là
nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc mà hoạt động cách mạng ở Pháp đã bắt đầu
vang dội vào trong nước.
Câu chuyện nhuốm màu sắc thần bí ấy được tôi kể với niềm tin lúc đó đã
được Bảo Đại lắng nghe một cách thích thú, say sưa hơn nhiều so với những
mẩu chuyện thật tôi kể lúc đầu. Nghe xong, Bảo Đại liền nhắc lại một cách tự
đắc câu sấm " Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân " cũng là của Trạng
Trình, rồi ông ta hỏi tôi có biết chuyện một điềm lạ xảy ra ở ngay trong Đại
Nội cách đó chừng hai tháng không. Tôi chưa kịp trả lời, thì Bảo Đại vội
vàng kể với giọng đầy tự hào:
- Hôm đó là ngày Quốc Khánh ( ngày Gia Long lên ngôi) Trẫm từ Kiến
Trung đi bộ theo các hành lang ra đến Càn Thành rồi mới bước lên kiệu ngự
ra Thái Hòa dự lễ. Khi Trẫm bước lên kiệu thì ngay chỗ Trẫm vừa đi qua,
một cái rầm to tướng rơi xuống một cái ầm ngay giữa hành lang. Nếu nó rơi
sớm đi năm bảy giây thôi thì chắc Trẫm đã chết rồi. Đức Từ có chứng kiến
việc ấy và Ngài đoán chắc rằng: Đó là Phật thánh báo hiệu cho biết một bước
ngoặt rất lớn sắp xảy ra trong đời Trẫm, nhưng Trẫm vẫn được an toàn vô sự
! Ông có tin như vậy không?
- Tâu. Chúng tôi tin lời Đức Từ đoán là đúng, nhưng vì việc ấy xảy ra chính
lúc Ngài ngự ra dự lễ Quốc Khánh nên chúng tôi muốn đoán rõ thêm: Cái
rầm to tướng rơi tức là thực dân Pháp đổ, từ nay không có tây đứng kèm bên
Ngài trong lễ Quốc Khánh nữa, nhưng Ngài vẫn được an toàn vô sự nhờ có
sự che chở của Cách Mạng.
- Thế là ông muốn khuyên Trẫm thoái vị, nhường tấc cả quyền binh cho Việt
Minh phải không?
- Tâu. Đúng như vậy.
- Nếu quả lả người cầm đầu Việt Minh là " Thánh Nguyễn Ái Quốc " thì tôi
sẵn sàng thoái vị ngay.
( ...) Sáng 24 tháng 8, tôi vào gặp Bảo Đại thì ông với vẻ mặt lo buồn, đưa
cho tôi một bức điện nhận được trong đêm 23 tháng 8 do Ủy ban Nhân Dân