KỂ CHUYỆN CÁC VUA NGUYỄN - Trang 30

Lê Văn Duyệt trả thù được Nguyễn Văn Thành như đã thỏa nguyện. Ai ngờ
sau khi Lê Văn Duyệt chết rồi ( 1831 ) thì đến năm ( 1835 ), mộ ông ta lại bị
Minh Mạng cho san phẳng và sai dựng lên tại đó một hòn đá lớn khắc mấy
chữ thật to;
- Chổ này là nơi tên Hoạn Lê Văn Duyệt phục pháp.
Nguyên do chính là vì Duyệt là bố nuôi của Lê Văn Khôi, người cầm đầu
cuộc khởi nghỉa thành Phiên An, chiếm lỉnh toàn cỏi Nam Bộ từ 1833 đến
1835. Nhưng khi bắt tội Lê Văn Duyệt người ta đã gán cho Duyệt bảy tội
đáng chém và hai tội đáng thắt cổ. Trong hai tội sau, có tội gọi là " câu thơ
Hoàng Bào ".
Số là sau khi Gia Long chết ( và Nguyễn Văn Thành bị vu oan phải tử tự ) thì
Lê Văn Duyệt là người oai quyền nhất nước, đến Minh Mạng cũng phải
kiêng nể. Lúc bấy giờ, người ta đồn rằng Lê Văn Duyệt hay khoe chuyện với
người chung quanh là ông ta có xin được một quẻ thánh cho, có bốn câu thơ
như sau:

Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng.
Phù Chu ninh hậu tập chu thần
Tha niên tái ngộ trần Kiều sự
Nhất đán hoàng bào bức thử thân

Tạm dịch

Giúp hán há thua gì tướng Hán
Phò Chu nào kém bọn tôi Chu
Trần Kiều ví gặp cơn nguy biến
Ép mặc hoàng bào dễ chối ru

Bài thơ ý nói:- Giả sử, nay mai lại xảy ra một vụ binh biến như vụ Trần Kiều,
quân lính ép ta lên làm vua như đời xưa họ đã từng ép Tống Thái Tổ Triệu
Khuông Dẫn, thì có lẽ ta cũng đành lòng nghe theo họ, chứ không thể nào
khác hơn. Sự việc thực hư như thế nào không biết, nhưng trong dịp hỏi tội Lê
Văn Duyệt để xử ( mặc dầu đã chết rồi ) thì có người nhắc đến việc đó, và
triều đình lên án thành một tội đáng để xử thắt cổ.
( Theo Đại Nam chính biên liệt truyện )

Đối đáp giữa Minh Mạng và Cao Bá Quát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.