ngay, cho nên bọn Trương Quang Ngọc tuy đã bị Pháp mua chuộc , nhưng
chưa dám hạ thủ.
Ở mé ngoài thì các ông Lê Trực và Tôn Thất Đạm nay đánh chỗ này, mai phá
chỗ kia, không sao bắt được. Đại úy Mouteaux đánh đuổi lâu ngày nhọc mệt,
bèn xin về Pháp nghì.
Cuộc chiến đấu trong rừng của vua Hàm Nghi vẫn ntiếp tục cho đến tháng
chín năm Mậu Tý ( 1888 )
NHỮNG NGÀY KHÁNG CHIẾN CUỐI CÙNG
Từ tháng Giêng đến tháng chín năm Mậu Tý ( 1888) quan Pháp tuần tiễu vua
Hàm Nghi , đuổi bắt ông Lê Trực và Tôn Thất Đạm nhưng không thành công
. Chúng toan rút về . Bỗng có tên suất đội Nguyễn Đình Tình hầu cận vua
Hàm Nghi , ra hàng ở đồn Đồng Cả, khai rỏ tình cảnh cùng chổ vua đóng.
Bọn Pháp bèn sai tên Tình đem thư lên dụ tên Ngọc về. Được mấy hôm, cả
hai tình nguyện xin đi bắt vua Hàm Nghi.
Mười giờ đêm ngày 26 tháng 9 năm 1888, Ngọc và Tình đem hơn 20 lính
Mường vào vây lều tranh của vua Hàm Nghi trên bờ khe Tả Bảo. Nghe ngoài
có tiếng động, quan Thống Chế Nguyễn Thúy và con trai ông 45 tuổi giữ
chức Tham biện Nội Các, chạy ra bị tên Ngọc đâm chết ngay.
Tôn thất Thiệp, con út Tôn Thất Thuyết còn đang ngủ, hoảng hốt cầm gươm
nhảy ra cũng bị một lính Mường phóng ngọn giáo vào ngực chết ngay
Biết mình bị phản, vua Hàm Nghi bước ra, cầm thanh gươm đưa cho Trương
Quang Ngọc và bảo rằng:
- Mày giết tao đi còn hơn đưa tao về nộp cho Tây.
Vua vừa nói dứt lời thì một tên lính Mường lẻn ra sau lưng ôm quàng lấy rồi
giật thanh gươm ra. Từ đó, nhà vua không nói năng gì nữa.
Sáng hôm sau, Ngọc cõng nhà vua ra đến bến Ngã hai, rồi đưa xuống bè, đi
mất hai ngày mới đi đến đồn Thanh Lang, nộp cho viên đại úy coi đồn là
Boulangier. Viên đại úy lập tức đưa nhà vua về đồn Thuận Bài ờ sông Gianh,
gần chợ Đồn.
Khi nhà vua từ dưới thuyền bước lên, quân đội Pháp do một thiếu tá chỉ huy
cử nhạc và bồng súng chào thì nhà vua kéo chăn che mặt lại. Đến khi viên
thiếu tá Pháp đọc lời chúc từ thì vua nói :