Tôn Thất Bình
Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Đồng Khánh ( 1885- 1888)
Sinh Hoạt Của Đồng Khánh
Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn chống Pháp, triều đình Huế rối beng vì
không có vua. Thống tướng De Coucey đày Nguyễm Văn Tường, Phạm
Thận Duật và Tôn Thất Đính ra đảo Haiti; sai ông De Champeaux lên Khiêm
Lăng yết kiến đức Từ Dũ, xin lập ông Chánh Mông là Kiến Giang Quận
Công lên làm vua.
Ngày mồng 6 tháng 8, ông Chánh Mông phải thân hành sang bên tòa Khâm
Sứ làm lễ thụ phong, rồi làm lễ tấn tôn, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
Tương truyền khi còn là Hoàng Tử , muốn biết thời điểm nào lên ngôi và làm
vua được bao lâu, hoàng tử đã khẩn cầu nữ thần Thiên Y Na ở điện Hòn
Chén cho biết. Nữ thần đã đóan đúng ngày Hoàng Tử lên ngôi vua. Sau đó,
Đồng Khánh đã xây cất lại ngôi đền này, đặt tên là Huệ Nam Điện.
Đồng Khánh là ông vua đầu tiên của triều Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của
Pháp, tiếp xúc với nền văn minh Tây phương, mang huy chương Bắc Đẩu bội
tinh, là người đầu tiên gửi mua hàng hóa của Pháp qua trung gian của một
thương gia người Pháp ở Huế.
Ông cũng thích mua các đồ chơi do người Pháp chế tạo. Mội lần hàng về,
Đồng Khánh ban một phần cho các hoàng thân, các đại thần, cung phi mỹ nữ
cùng các thái giám hầu cận.
Trong sinh hoạt thường nhật, nhà vua hay chú ý đến ngoại diện, thường chăm
sóc trang điểm. F . Baille kể lại trong bài " Les Annamite " như sau.
- " Hằng ngày một toán cung nữ được chọn trong tất cả đẳng cấp phục dịch
Đức vua. Ba mươi người chia nhau canh gác hậu cung của Ngài, năm nàng
luôn ở cạnh Ngài, luân phiên săn sóc, trang điểm cho Ngài. Các nàng thay
quần áo cho Ngài, chải chuốt bộ móng tay cho dài hơn ngón tay, thoa dầu
thơm, vấn khăn lụa chung quanh đầu Ngài. Sau cùng, chú ý đến từng chi tiết
nhỏ nhặt quanh Ngài sao cho thật hoàn hảo; năm cung nữ này cũng kiêm lo
hầu cơm nước Đức vua.
Thường nhật Ngài dùng ba lần: sáu giờ sáng, mười một giờ trưa và ba giờ