KẺ DỌN RÁC - Trang 108

"Đây là xí nghiệp chủ lực của thành phố chúng tôi, nhân công trên một

ngàn người." Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự của thành phố mang họ
Triệu, anh ta vừa nhảy xuống xe vừa nói, "Trong xí nghiệp có khu sinh hoạt
cho công nhân, những ngày đi làm, công nhân đều ở công xưởng, chỉ cuối
tuần mới ai về nhà nấy."

Tôi nhìn quanh một vòng rồi nói: "Giao thông ở đây thuận tiện

không?"

Đội trưởng Triệu lắc đầu: "Nếu ai không có phương tiện giao thông

riêng thì cần đi bộ năm trăm mét đến trạm xe buýt, họ có thể bắt xe buýt
xuống thành phố. Đa phần công nhân trong công xưởng đều có xe riêng, ai
không có xe riêng thì nhà máy sẽ điều xe đưa họ về vào cuối tuần và đón
họ trở lại nhà máy vào đầu tuần sau."

"Hiện trường ở ngay đây sao?" Tôi thấy trước cổng công xưởng có

một dòng sông nhỏ chảy hiền hòa, nước trong đến tận đáy. Con sông nhỏ
này giống như hào nước bảo vệ thành phố, nó bao quanh cả khu nhà xưởng,
chỉ có chỗ mấy cổng vào lớn là bắc cầu khá rộng cho mọi người ra vào. Xe
chúng tôi dừng bên cầu, nhìn xuống lòng chảo sông, tôi thấy một vài chiếc
áo phẫu thuật dùng một lần màu xanh da trời và mấy đôi găng tay cao su rất
ngứa mắt.

Tôi nhăn mày lắc đầu, thầm nghĩ bây giờ tỉnh đang rất coi trọng việc

xử lý rác thải y tế, vậy mà các bác sĩ ở đây lại không quán triệt tinh thần
này một chút nào. Áo phẫu thuật và găng tay cao su đều là những chất rất
khó phân hủy sau nhiều năm, vứt bừa bãi như vậy sẽ khiến môi trường bị ô
nhiễm, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thành phố. Bởi vậy
Sở Cảnh sát luôn yêu cầu các cảnh sát phải thu dọn các vật dụng bỏ đi, cho
vào thùng rác và gom đi xử lý sau khi đã tiến hành kiểm tra hiện trường
xong xuôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.