Tôi nói tiếp: "Hung thủ vụ án đó cải trang thành ma nữ, điều đó khiến
tôi không khỏi liên tưởng đến chuyên án 'Kẻ dọn rác'. Không biết các cậu
có chú ý đến một điểm, đó là từ những vụ án vừa mới xảy ra kết hợp với
hình ảnh trong camera và lời của nhân chứng, mỗi lần 'Kẻ dọn rác' ra tay
hành động thì đều mặc một trnag phục giống hệt nhau. Tóc dài, váy trắng,
giày cao gót! Nếu hung thủ là phụ nữ thì cô ta hoàn toàn có thể lựa chọn
các kiểu trang phục khác nhau để làm nhiễu loạn thị giác người chứng kiến,
đồng thời làm xáo động đến tầm nhìn của cảnh sát."
"Nhưng nếu hung thủ là nam, vậy thì có khả năng anh ta chỉ có một bộ
đồ giả gái duy nhất để hành nghề." Thầy bổ sung.
Tôi gật đầu nói tiếp: "Nếu lần nào trang phục hắn mặc khi xuất hiện
cũng giống nhau thì chúng ta không thể không suy nghĩ đến khả năng hung
thủ đã cải trang."
"Đương nhiên khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng có căn cứ
chứng minh hắn là đàn ông không?" Lâm Đào hỏi.
Tôi lắc đầu: "Không có chứng cứ gì hết! Nhưng khi nãy thầy nói chưa
biết chừng hung thủ chỉ có một bộ trang phục để hành nghề. Mà các cậu có
chú ý đến ba chữ 'Kẻ dọn rác' viết tại hiện trường không?"
Đại Bảo lấy bức ảnh chụp ba chữ "Thanh đạo phu" (Kẻ dọn rác) tại
hiện trường từ tập hồ sơ rồi quan sát tỉ mỉ.
Tôi nói: "Chữ 'phu' trong chữ Hán cổ chỉ đàn ông con trai. Hung thủ
dùng chữ 'phu' này liệu có phải ngầm ám chỉ hắn là đàn ông không?"
"Thì có ai nói 'thanh đạo phụ' bao giờ đâu?" Trần Thi Vũ hài hước
phản bác.
Tôi nói: "Khi kẻ phạm tội có hành vi lưu lại ký hiệu cá nhân thì đặc
trưng tâm lý chủ yếu của hắn là muốn tâng bốc bản thân để đạt được mục