KẺ GHÉT ĐỜI - Trang 31

thắm nữa. Đó là mâu thuẫn cơ bản trong tâm hồn Anxextơ Môlie đã phơi
bày cái mâu thuẫn ấy và nói lên cái ảo tưởng của Anxextơ muốn cải tạo xã
hội đã thối nát. Không phải vô tình mà Kẻ ghét đời còn có một nhan đề thứ
hai Anh quàu quạu phải lòng gái. Trên mâu thuẫn ấy - kẻ ghét đời mà lại
yêu một người có đủ tính xấu của cuộc đời - “Môlie đã xây dựng hành động
của vở kịch. Vì lẽ đó Môlie là người đầu tiên đã nâng hài kịch lên một mức
cao nhất có thể đạt tới. Bởi vậy Kẻ ghét đời không những là biểu hiện cao
cả nhất của thiên tài Môlie mà còn là một niên hiệu lớn của lịch sử sân khấu
Pháp”.

Vở Kẻ ghét đời đã được Vũ Đình Long mô phỏng để viết Người yếm thế

(năm 1953-1954; chưa in thành sách). Theo tác giả, đây là vở đã được
“Việt-Nam hoá”, theo “Le Misanthrope, tác phẩm bất hủ của Môlie”.
Anxextơ trở thành An-Tư, Philanh trở thành Phi Linh và Xêlimen trở thành
Lê Minh. “Kịch xảy ra tại Hà-Nội, trong thời tạm chiếm”. Hầu hết các tình
tiết trong kịch của Môlie đều được Vũ Đình Long sử dụng. Song, vở kịch
mô phỏng này nhạt nhẽo, thiếu sinh động: hoàn cảnh nước Pháp hồi thế kỷ
XVII và hoàn cảnh nước Việt-Nam “thời tạm chiếm” khác nhau rất xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.