KẺ GHÉT ĐỜI - Trang 30

phong phú của Môlie; mỗi bức chân dung là một tính cách, và có thể là chủ
đề của một vở hài kịch.

Cả một xã hội lúc nhúc những bóng ma ấy lần lượt điểm diện trên sân

khấu và trở thành sức năng động của vở kịch thoạt đầu tưởng như thiếu sôi
nổi và quá trầm lặng. Và ở vở hài kịch này, Môlie đã gây một tình huống
căng thẳng bằng cách đối lập cả cái lực lượng hủ bại, tàn ác ấy với một tâm
hồn trung thực. Anxextơ là hình ảnh tập trung, trên một mức độ triết lý cao
hơn, của những nhân vật của ông những thời kỳ sáng tác trước. Môlie tiếp
tục công kích nền văn hoá quý tộc suy đồi và ca ngợi nền văn hoá nhân
dân, giản dị, khoẻ mạnh, chân thành. “Cảnh bài xonnê” là một lời phủ định
thứ văn minh giả tạo, mất hết sinh lực; bài dân ca “Tôi trả lại Pari hoàng
đế” được đề ra như là tiêu chuẩn của cái đẹp.

Dù vở hài kịch Kẻ ghét đời có nhiều yếu tố bi kịch, nhưng nó vẫn là một vở hài

kịch chân chính; ở đây không thiếu những tiếng cười hồn nhiên hay thẳng thắn; yếu tố

“phac-xơ” cũng được sử dụng “cảnh Đuyboa gặp Anxextơ); nhưng cái cười nhiều khi sâu

xa và mang một ý nghĩa thâm trầm, - cái cười lặng lẽ. Thế kỷ XVIII, Giăng:

Giắccơ

Rutxô thấy rằng “Môlie không thể tha thứ được”, bởi vì ông đã mang lên
sân khấu để chế giễu “một người ngay thẳng, chân thực, đáng kính phục,
một người đạo đức chân chính”. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem cái
cười trong vở hài kịch này ở chỗ nào. Người xem kịch hay người đọc kịch
không cười và không chế giễu tính “ngay thẳng, chân thực” của Anxextơ.
Mục đích của Môlie là chế giễu những tệ lậu của xã hội lúc bấy giờ. “Trước
khi nói đến bản chất của vở hài kịch này, cần phải tìm xem mục đích của tác
giả là thế nào... Ông không muốn xây dựng một vở hài kịch có nhiều tình
tiết, mà một vở kịch chỉ cốt để công kích những phong tục của thời đại. Vì
thế nên ông đã chọn một người ghét đời làm nhân vật chính; ai cũng phải
đồng ý rằng ông không thể chọn một nhân vật nào khác để có thể công kích
loài người hơn là kẻ thù của loài người”.

Anxextơ là một người thù ghét “cả nhân loại”: ấy thế mà anh ta lại đi

yêu một thiếu phụ quý tộc đỏm dáng, giả dối, nói xấu mọi người như ranh;
mối tình của Anxextơ lại vô cùng chân thật và cao thượng, nồng nàn đằm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.