KẺ GHÉT ĐỜI - Trang 28

với nguyên văn của tác giả, cố gắng tôn trọng nguyên văn đến mức tối đa,
để giới thiệu những kiến thức cần thiết với những bạn tìm hiểu hài kịch của
Môlie. Nhân vật của Môlie rất sống động; mỗi lớp người nói thứ ngôn ngữ
riêng của họ. Có nhiều cảnh nổi tiếng của ông gây cho người đọc, người
xem những ấn tượng sâu sắc, không thể quên được. Nhiều tiếng Môlie dùng
gây những tiếng cười rất tự nhiên và chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Nhiều câu nói của nhân vật trong tác phẩm của ông trở thành ngôn ngữ
trong ngôn ngữ Pháp. Chúng tôi đã cố gắng lột tả một phần nghệ thuật viết
hài kịch của tác giả, cố gắng dịch sát nguyên văn, mong giữ được một phần
nào tính độc đáo của nhà văn cổ điển Pháp. Nhiều nhân vật quý tộc của ông
nói năng cầu kỳ, dùng những danh từ lố lăng, lời văn trừu tượng, khó hiểu
trong câu chuyện - điều mà Môlie muốn phê phán -, chúng tôi cố sức dịch
cho sát, để giữ lại không khí của xã hội cung đình thế kỷ XVII ở Pháp. Tất
nhiên, muốn dịch được trung thành Môlie, phải có kinh nghiệm sân khấu,
phải am hiểu nghệ thuật biểu diễn hài kịch, phải đã được xem những cuộc
biểu diễn của các nghệ sĩ danh tiếng chuyên đóng kịch của Môlie. Về
những điểm này, chúng tôi còn nhiều thiếu sót.

Trong sự nghiệp sáng tác của Môlie, gồm gần bốn chục vở hài kịch,

chúng tôi chỉ lựa chọn một số vở nổi tiếng nhất của ông: Táctuyp, Đông
Juăng, Kẻ ghét đời, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh
tưởng .... Những vở này nằm trong hai giai đoạn sáng tác cuối cùng của
ông. Chúng tôi mong rằng những vở danh tiếng khác của ông sẽ lần lượt
được dịch ra tiếng Việt để các bạn đọc được biết sâu sắc thêm về nghệ thuật
hài kịch và quá trình sáng tác của ông.

Đỗ Đức Hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.