lóng, tiếng khó hiểu và viết trong sạch”; ít lâu sau, Fênơlông thấy ông “suy
nghĩ giỏi nhưng nói tồi”. Sự thật, Môlie đã nắm vững hơn ai hết nghệ thuật
viết kịch, nhất là viết hài kịch. Ông đã để cho mỗi nhân vật của ông nói thứ
ngôn ngữ của riêng mình, thứ ngôn ngữ của tầng lớp mình: cầu kỳ, hoa hoè
hoa sói như “những bà thông thái”, giản dị chắc nịch như lời ăn tiếng nói
của bà Giuôcđanh, quê mùa, cụ thể, nhiều hình ảnh, có khi pha cả tiếng
lóng hay tiếng địa phương như các cô sen, cậu nhỏ. Chính đó là một trong
những khía cạnh của “chủ nghĩa hiện thực” của Môlie, mà Jăngđơ Ber đã
nói. Trong tay ông, ngôn ngữ trở thành một công cụ mềm dẻo để xây dựng
các kiểu người điển hình của xã hội Pháp hồi thế kỷ XVII.
Môlie là một nghệ sĩ chân chính đã có công lao xây dựng nền hài kịch
dân tộc Pháp. Sau này, nhiều nhà viết kịch Pháp thuộc các khuynh hướng
văn học khác nhau, như Lơxagiơ Bômacse, Muytxê… đã chịu ảnh hưởng
của ông khá sâu sắc. Ở Việt Nam, cách đây trên bốn chục năm, một số hài
kịch của Môlie đã được dịch ra tiếng Việt và được diễn ở sân khấu Hà Nội.
Đông dương tạp chí từ năm 1914 đến 1917, đã đăng bản phỏng dịch các vở
Trưởng giả học làm sang (lấy tên là Người phú hộ tập làm sang, sau đổi là
Trưởng giả học làm sang), Tactuyp (lấy tên là Giả đạo đức), Lão hà tiện (lấy
tên Người biển lận), Người bệnh tưởng (lấy tên là bệnh tưởng). Vở diễn đầu
tiên là vở Người bệnh tưởng. Sau đó ít lâu, kịch nói Việt Nam ra đời; những
vở kịch nói đầu tiên của ta, phần lớn là hài kịch, chịu ảnh hưởng của hài
kịch Môlie. Rõ ràng Môlie đã in hình bóng trên sân khấu kịch Việt Nam
những buổi đầu.
Văn học cổ điển, và cả hài kịch của Môlie chú trọng phân tích tâm lý
con người mà coi nhẹ hành động kịch, chú trọng mô tả những xung đột đầy
kịch tính trong lòng nhân vật mà coi nhẹ những biến diễn của hoàn cảnh
bên ngoài, - do ảnh hưởng của triết học duy lý. Hành động kịch của Môlie
thường được cấu tạo trên một sơ đồ đơn điệu, ít biến đổi sinh động, mạnh
mẽ như hài kịch của Sêcxpia. Môlie xây dựng những tính cách một đôi khi
đi đến trừu tượng hoá thực tế; điều đó có tác hại đến sự thể hiện những mâu