những lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện; giai cấp phong
kiến đã trở thành một chướng ngại to lớn cho sự phát triển của xã hội.
Môlie dùng tiếng cười để tiễn nó xuống mồ; ông đã đưa bọn quý tộc lên sân
khấu để châm biếm, biến nó thành một hình tượng quái gở để cho mọi
người chế giễu, khinh bỉ.
Sự nghiệp sáng tác của Môlie là một quá trình tiến triển của nghệ thuật
xây dựng hài kịch. Nhìn chung, cái cười của Môlie có đủ cung bực, từ cái
cười nhẹ nhàng, đến cái cười thẳng thắn hay cái cười chua xót. Phần lớn hài
kịch của Sêcxpia gây cho người đọc hay người xem nụ cười nhẹ nhàng, thơ
mộng. Có thể nói kịch của Môlie đã tiến từ những vở nhỏ, gọi là “phacxơ”
đến hài kịch lớn, - hài kịch phong tục và hài kịch tính cách. Trong sự nghiệp
của ông, “phacxơ” chiếm một địa vị quan trọng. “Phacxơ” tình bày trên sân
khấu những cảnh đấm đá, loạn đả, những sự lầm lẫn, râu ông nọ cắm cằm
bà kia, những cử chỉ hành động máy móc, những cuộc gặp gỡ bất ngờ,
những sự hiểu lầm, những từ ngữ lửng lơ lắm nghĩa, những động tác dớ
dẩn, những bộ quần áo lố bịch, cả những bộ mặt ngây ngô đần độn nữa. Đó
là cảnh lão Juốcđanh (trong Trưởng giả học làm sang) đã năm mươi tuổi
đầu còn há hốc miệng mà hô: “Ô, I, Ô, I”, cảnh các thầy nhạc, thầy vũ, thầy
triết nện nhau túi bụi, hay là cảnh lão hà tiện xót thương cho cái của “máu
thịt” của lão ta. Những bà cầu kỳ rởm là “phacxơ” có một hồi, trình bày
nhiều cảnh trò hề như cảnh mấy cậu đầy tớ mặc giả quý tộc, miệng nói xoen
xoét những câu văn cầu kỳ đặc quý tộc, hay cảnh các cậu nếm những cái
gậy của hai ông chủ. Càng về sau, kịch của Môlie càng mang tính châm
biếm sâu sắc, tiếng cười ở đây có ý nghĩa xã hội và hài kịch của ông mang
một nội dung tâm lý thâm trầm. Môlie đã tạo nên nhiều cảnh cười dở mếu
dở. Không mấy vở hài kịch lớn của ông, như Trường học làm vợ, Tactuyp,
Lão hà tiện, Người bệnh tưởng… không chứa đựng tính bi kịch, - những bi
kịch gia đình, hay trong lòng nhân vật. Nhà thơ Anfrêđơ Muytxê đã thấy
rằng hài kịch của Môlie “buồn bã và thâm trầm, đến phải khóc sau khi đã
cười”. Nhận định của nhà thơ lãng mạn Muytxê không phải hoàn toàn vô
lý. Buổi tối hôm ấy, La Cômêđi Frăngxedơ () diễn vở Kẻ ghét đời của