KẺ GHÉT ĐỜI - Trang 23

người có mưu cơ; lắm khi, nhờ họ mà những sự thật đen tối được phơi bày,
những mâu thuẫn gia đình được giải quyết. Họ sống “tự nhiên”, sống theo
bản năng lành mạnh, thù địch với tất cả những cái giả dối, gò ép, máy móc.
Chỉ một cái gạt tay của Nicôn cũng đủ làm cho những lý thuyết về “nghệ
võ” của lão Giuốcđanh sụp đổ; chỉ một mưu mẹo cỏn con của Toanet cũng
đủ làm cho Acgăng tỉnh ngộ. Những người bình dân ấy có một tâm hồn
vững chãi; họ bảo vệ quyền lợi chính đáng của những nam nữ thanh niên
vừa đôi phải lứa. Họ đóng vai những bà mẹ hiền trong gia đình. Mỗi khi sân
khấu đang tối sầm lại vì những hành động gàn dở, ương ngạnh của một ông
bố hay của một bà mẹ, thì họ lại xuất hiện, chuyển tình huống bi đát trở
thành hoàn cảnh vui nhộn. Họ là một nguồn sinh lực dồi dào, luôn luôn làm
cho sân khấu sáng bừng và vang rộn tiếng cười. Là một nhà văn yêu đời,
luôn luôn ca ngợi cuộc sống hồn nhiên, tươi vui, Môlie còn là nhà thơ của
tình yêu, của tuổi trẻ. Hầu hết các vở kịch của ông xây dựng trên vấn đề
tình yêu; tình yêu là sức sống mạnh khoẻ của toàn bộ sáng tác của ông. Có
những mối tình thơ ngây, có những mối tình nồng thắm, có những mối tình
đắm say; tình yêu đã nâng cao những nam nữ thanh niên lên trên những rác
rưởi của xã hội. Vở kịch Kẻ ghét đời có những âm điệu trữ tình nồng nàn.
Yêu cuộc đời, yêu con người, Môlie bao giờ cũng đấu tranh cho sự thật và
cho cuộc sống. Chính lòng thiết tha với sự thật và cuộc sống ấy đã làm cho
hài kịch của ông đến nay, ba trăm năm đã qua, vẫn còn đầy đủ sức hấp dẫn
như xưa, và rất gần gũi quần chúng. “Cùng với La Fôngten, Môlie là nhà
văn bình dân nhất” trong lịch sử văn học Pháp. “Nghệ thuật làm vui công
chúng” trong tay nhà hài kịch vĩ đại ấy đã trở thành một nghệ thuật trào
phúng xã hội, với nhiều màu sắc và cung bực khác nhau.

Môlie dùng mọi hình thức hài hước để gây cười. Cái cười ở đây mang

tính chất xã hội và triết lý. Mác nói rằng hài kịch là “giai đoạn tột cùng của
một hình thái đã lỗi thời của lịch sử thế giới”… “Như thế là để cho nhân
loại vui vẻ mà ly khai quá khứ của mình”. Cái cười là vũ khí của kẻ mạnh,
của xã hội đang lên dùng để chôn vùi xã hội già cỗi, mà tàn dư còn để lại
hình bóng lố bịch, lạc lõng trong xã hội mới. Thế kỷ XVII là thế kỷ của

Liên Kết Chia Sẽ

    Just a moment...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.