Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, nói rằng: “Tôi chưa từng thấy ai
chết vì làm việc quá nhiều cả, nhưng tôi từng thấy nhiều người chết vì hoài
nghi.”
Vì nỗi lo lắng hướng đến những nguy cơ mơ hồ, không chắc chắn nên rất
khó để giải quyết nó theo lôgic thông thường. Cách tốt nhất để xóa bỏ nỗi
lo lắng là có hành động tích cực để giảm thiểu nguồn phát sinh ra chúng.
Khi xây dựng một kế hoạch để giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực và
bắt tay vào làm việc để triển khai kế hoạch của mình, bạn sẽ không còn phải
băn khoăn vì những nỗi lo lắng nữa. Các suy nghĩ tiêu cực luôn nhường
đường cho một con người quyết tâm theo đuổi một kế hoạch hành động tích
cực.
28. ĐIỀU TỆ NHẤT VỀ NỖI LO LÀ NÓ SẼ THU HÚT TOÀN
BỘ NHỮNG THỨ TIÊU CỰC VỀ BẠN.
Giống như những con cừu, những nỗi lo cũng thường sống theo đàn. Một
nỗi lo sẽ dẫn tới nỗi lo khác và không sớm thì muộn bạn cũng sẽ chìm đắm
trong những nguy cơ tiềm tàng. Khi cho phép bản thân mình chơi trò chơi
“sẽ thế nào nếu” để suy xét về những vấn đề phát sinh mà một vấn đề tiềm
năng có thể gây ra, các nỗi lo sẽ nhân lên gấp bội, mỗi một nỗi lo lại khiến
nỗi lo tiếp theo tồi tệ hơn.
Nếu bạn phải chơi trò chơi “sẽ thế nào nếu”, hãy chơi để giành chiến thắng.
Hãy tập trung vào giải pháp, chứ không phải bản thân vấn đề và các vấn đề
có thể phát sinh thêm. Dù những nỗi lo của bạn có nghiêm trọng đến mức
đánh thức bạn dậy vào lúc nửa đêm, thì bạn vẫn có thể tìm ra giải pháp nếu
phân tích chúng kỹ càng.
29. NẾU BẠN KHÔNG THỂ QUẢN LÝ THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH MÌNH,
LÀM SAO BẠN CÓ THỂ QUẢN LÝ NHỮNG NGƯỜI KHÁC?