Trên phố, đám tiện dân tấn công tôi, vây lấy tôi và quần thảo tôi:
- Anh là người nổi tiếng phải không?
- Anh quen những người nổi tiếng phải không?
- Anh lên ti vi đấy, anh tên là gì nhỉ?
- Diễn viên? Ca sĩ? Hoạt náo viên? Anh ký tặng tôi nhé?
- Thực ra thì ANH LÀ AI?
- Anh có vé vào dự dạ hội không? Anh có phù hiệu để vào xem buổi
chiếu không?
Tôi thấy bạo lực nảy sinh từ những đám tiện dân khốn khổ là điều hoàn
toàn dễ hiểu. Tầng lớp nổi tiếng đẹp đẽ đã tuyên chiến với công chúng qua
những cặp kính đen, những chiếc Rolls-Royce, những tấm áp phích khổng
lồ và những bức ảnh đăng trên trang bìa các tạp chí. Công chúng biết họ
nhưng họ lại không biết ơn công chúng. Họ sống nhờ tình yêu của công
chúng nhưng không hề yêu lại công chúng. Công chúng bị sỉ nhục. Liệu
một ngày nào đó họ có trả thù? Có chứ: bằng cách vỗ tay cho anh chàng
David trong “Loft Story”
[8]
nồng nhiệt hơn cho Nicole Kidman. Bởi làm thế
nghĩa là công chúng tự vỗ tay chính mình. Từ nay về sau, thành công vang
dội nhất dành được sự quan tâm của công chúng nghe nhìn sẽ là những
thành công được tạo nên mà không hề có sự hiện diện của bất kỳ tác giả hay
diễn viên nào. Làn gió e sợ lan khắp Croisette. Ở đó người ta chỉ bàn tán
chuyện này (cũng như trên khắp đất nước): trong ngành công nghiệp giải
trí, từ nay, lao động sẽ gặt hái được ít thành công hơn thất nghiệp.
[8] Chương trình truyền hình thực tế của Pháp phát trên kênh M6 với nguyên tắc tham gia như
sau: mười hai người độc thân bị tách khỏi thế giới phải sống trong một căn gác xép nơi mọi căn
phòng, trừ toa lét, đều được lắp camera quay hình họ 24/24 giờ để rồi được chiếu lại trên các kênh