Đói diện nhà ông là khu chung cư được sơn màu hoa oải hương và vàng
chanh, đây là công trình xây dựng duy nhất án ngữ tầm nhìn của ông. Ba
người thợ sơn nhà mặc những bộ đồ áo liền quần màu trắng đã bị vấy bẩn
đang ngồi trong ánh nắng vàng bên ngoài toà nhà.
Rosner liếc nhìn ba gương mặt, ghi nhớ từng người, trước khi bước đi theo
hướng cầu kéo. Chợt một cơn gió làm xao động hàng cây dọc bờ kênh, ông
dừng lại một tí để thắt lại khăn quàng cổ và ngắm nhìn một đám mây dày
đaẹc trôi chầm chậm trên đầu. chính lúc đó ông cũng thấy một trong những
tay thợ sơn đang bước cùng hướng với ông ở phía bờ kênh bên kia. Tóc
đen, cất ngắn, trán cao, lông mày rậm trên đôi mắt nhỏ xíu – những đặc
điểm vốn rất rõ của những người dân nhập cư, Rosner đoán anh ta có thể là
người Marốc từ vùng núi Rif tới. Họ đến cầu kéo cùng một lúc. Rosner
đứng lại để đốt điếu thuốc. Ông không định hút, nhưng ông cố tình làm thế
để xem anh ta có đứng lại theo mình không? Ông thở phào nhìn theo khi
người đàn ông hướng sang trái. Cho đến khi anh ta mất hút ở góc đường kế
tiếp, Rosner mới bước theo hướng đôis diện về phía quán Doelen.
Ông dành chút thời gian tản bộ xuống phố Staalstraat, la cà bên cửa sổ cửa
hàng bán bánh để ngắm những món bày bán của hôm đó, rồi bước qua một
bên để tránh bị một cô gái xinh đẹp đi xe đạp húc vào. Ông dừng lại để lắng
nghe những lời tán dương của một người hâm mộ rằng ông có khuôn mặt
hồng hào. Ông định bước qua lối vào quán cà phê thì thấy tay áo khoác của
mình bị giật mạnh. Trong những giây cuối cùng của cuộc đời, ông bị dằn
vặt bởi suy nghĩ ngớ ngẩn, rằng mình có thể đã ngăn được kẻ giết người
nếu như cưỡng lại được sự thôi thúc phải quay người lại. Nhưng ông vẫn
quay lại, bởi vì đó là phản xạ tự nhiên mà người ta sẽ làm vào một buổi
chiều tháng 12 rực rỡ ở Amsterdam nếu có ai đó gọi tên mình.
Ông nhìn thấy một họng súng. Trên con phố hẹp, tiếng súng vang lên như
tiếng gầm đại bác. Ông ngã xuống đám sỏi lát đường và mắt ngước nhìn vô
vọng khi tên sát thủ rút một con dao từ trong lớp áo đồng phục công nhân.
Vụ ám sát đúng như nghi lễ, như được các thầy tế sắp xếp từ trước. Không
có một ai can thiệp – Rosner nghĩ chuyện này không có gì khó hiểu, bởi vì
can thiệp là điều không chấp nhận được trong tôn giáo – và không ai nghĩ