“Có những chuyện về Cairo không bao giờ thay đổi, ngài Herr Klemp ạ”.
“Đó là điều tôi yêu thích ở chỗ này. Nó làm ta không thể không trở lại, phải
không nào?”.
“Cảm ơn ngài”, ông Katubi nói. “Nếu điều gì tôi có thể làm để ngài ở lại
đây vui hơn, xin đừng ngại nói ra”.
“Tôi không ngại phải nói đâu”.
“Tôi hiểu”.
Ông Katubi biết mình và đám nhân viên sẽ phải chuốc lấy những lời than
phiền, đả kích và những lời thuyết giáo không dứt về tình trang bất lực của
người Ai Cập. Nhưng trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồi sau khi Herr
Klemp đến, Katubi hiểu rằng gã người Đức đó đã hoàn toàn thay đổi.
Phòng ở của ông ta – một phòng đơn bình thường nằm đúng giữa sườn phía
Bắc toà nhà nhìn xuống quảng trường Tahrir và sân trường Đại học Hoa Kỳ
đã được ngài Klemp ví như thiên đường trên mặt đất. Thức ăn ông ta đặt là
loại cao lương mĩ vị. Loại phục vụ mà ông ta yêu cầu cũng thuộc loại độc
nhất vô nhị. Buổi sáng, khi thời tiết còn mát, ông ta đi ngắm cảnh, rồi ông
ta dành cả buổi chiều thư giãn bên hồ bơi. Đến chiều tối mỗi ngày, ông ta
nghĩ ngơi yên tĩnh trong phòng. Ông Katubi nóng lòng mong được nhìn
thấy một Herr Klemp già cỗi, người đã nhiếc móc những cô phục vụ phòng
vì đã dọn giường cho ông ta không đúng cách hay mắng mỏ nhân viên phục
vụ vì đã làm hỏng quần áo như mọi khi. Nhưng vị khách hàng mãn nguyện
này có vẻ thích sự im lặng.
Lúc 6 giờ 30 phút ngày áp chót trong lịch lưu trú, ngài Herr Klemp xuất
hiện trong hành lang, chuẩn bị ăn tối. Ông yêu cầu Katubi xếp cho mình
một bàn ở khu Zamaleklúc 8 giờ, sau đó ông ta đi nhanh ra cửa xoay rồi
biến mất trong ánh hoàng hôn Cairo. Katubi nhìn ông ta bước đi, sau đó
bước đến chỗ điện thoại mà không biết rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại
Herr Klemp nữa.
Chiếc xe hơi Mercedes màu bạc đỗ lại trên đường Muhammad, trong tầm
mắt của nhân viên bãi đỗ xe của Đại học Hoa Kỳ. Mordecai ngồi bình tĩnh
sau tay lái. Mikhail ngồi cạnh anh ở ghế dàng cho hành khách phía trước,