KẺ TẦM DA - Trang 460

67

Khi nhắc đến từ “chủ nghĩa khủng bố” thì rất nhiều người Mĩ, có lẽ là phần
lớn, nghĩ đến những nhóm Hồi giáo quá khích nhằm vào đất nước này vì
những giá trị mờ ám nuông chiều bản thân của nó hay vì sự ủng hộ cho
Israel.

Mặc dù vậy Lincoln Rhyme biết rằng những tên Hồi giáo cực đoan chỉ là
một bộ phận rất nhỏ trong số những kẻ có hệ tư tưởng không hài lòng với
nước Mĩ và sẵn sàng thể hiện quan điểm một cách bạo lực. Và hầu hết
những tên khủng bố đều là da trắng, những công dân mang thẻ Cơ đốc.

Lịch sử khủng bố nội địa rất dài. Vụ đánh bom Haymarket ở Chicago năm
1886. Văn phòng của tờ Los Angeles Times đã bị thổi tung bởi liên hiệp
những kẻ có quan điểm chính trị cực đoan vào năm 1910. San Francisco thì
chấn động vì vụ đánh bom vào Ngày Chuẩn bị để phản đối đề xuất tham
chiến vào Thế chiến thứ nhất. Và một quả bom trong xe ngựa kéo bên ngoài
ngân hàng J. P. Morgan đã giết hàng chục người và làm bị thương hàng trăm
người năm 1920. Khi năm tháng qua đi, sự phân rẽ về chính trị và xã hội
vốn là động cơ của những hành động tương tự vẫn không bị xóa bỏ. Thực tế,
hoạt động khủng bố ngày càng phát triển, nhờ có mạng Internet, những kẻ
chống đối có cùng ý tưởng có thể tụ tập và âm mưu với nhau mà vẫn tương
đối ẩn danh.

Công nghệ phá hủy cũng được cải thiện, cho phép những kẻ như
Unabomber khủng bố các trường học và học viện rồi lẩn tránh cuộc điều tra
trong nhiều năm trời một cách khá dễ dàng. Timothy McVeigh chế tạo một
quả bom bằng phân bón, thứ đã phá huỷ được cả một tòa nhà liên bang ở
Thành phố Oklahoma.

Hiện nay, Rhyme biết có khoảng hơn hai chục tổ chức khủng bố vẫn đang
hoạt động bị FBI và các nhà chức trách địa phương giám sát, từ Đội quân
của Chúa (chống phá thai) , đến Các quốc gia Arya (Chủ nghĩa dân tộc phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.