Nếu thực hiện một kỳ thi chung ngay trong năm 2015, do thời
gian chuẩn bị không còn nhiều, tôi nghĩ Bộ Giáo dục - Đào tạo nên
nghiên cứu, học hỏi cách tổ chức các kỳ thi GSE “O” Level và GSE “A”
Level của Singapore. Kỳ thi GSE “O” Level nhằm phân luồng học
sinh vào hai nhánh: nhánh định hướng vào đại học và nhánh vào
thẳng trường nghề. Kỳ thi GSE “A” Level nhằm phân luồng các
học sinh ở nhánh vào đại học để quyết định học sinh nào được vào
trường đại học nào, học sinh nào không đủ điều kiện học lên đại học,
phải trở lại nhánh trường nghề và cụ thể vào trường nào.
Nếu kết hợp cách tổ chức GSE “O” Level và GSE “A” Level của
Singapore, tôi tin là sẽ có phương án tổ chức thi chung hiệu quả ngay
cho năm 2015.
Theo ông, vấn đề khó khăn nhất mà các nhà quản lý phải giải
quyết khi tổ chức kỳ thi này là gì – Đề thi đảm bảo mục tiêu đặt ra
hay khâu tổ chức, hay điều gì khác? Giải quyết vấn đề này như
thế nào?
TS. Lương Hoài Nam: Dù theo phương án đề thi theo môn hay
đề thi tích hợp, tôi không nghĩ là khó khăn nằm ở khâu ra đề.
Theo tôi, khó khăn nằm ở hai nội dung khác: (a) quyết định điểm
tuyển sinh của mỗi trường và (b) ghép nối điểm tuyển sinh của các
trường với điểm thi và nguyện vọng của các học sinh để phân trường.
Cần phải xây dựng, ban hành các quy trình rất khoa học cho các
công việc này, đồng thời, cần có hệ thống tin học mạnh để hỗ trợ.
Một bên là hơn 400 trường đại học và trường nghề, một bên khác
là hơn 1 triệu học sinh với kết quả thi và nguyện vọng khác nhau.
Làm thế nào để quyết định học sinh nào vào học trường nào phù
hợp với tiêu chuẩn tuyển sinh, kết quả thi và nguyện vọng của từng
học sinh là không dễ dàng. Một số trường, ngành học còn có những
điều kiện riêng ngoài điểm thi của kỳ thi chung nữa, làm cho vấn