theo hai mô hình: (a) các trung tâm luyện thi (“cram schools”, loại
giáo dục này được gọi là “cram education”), (b) các câu lạc bộ năng
khiếu (âm nhạc, hội họa, thể thao, kỹ thuật - công nghệ...). Lực lượng
giáo viên giáo dục chính quy và ở các trung tâm luyện thi, câu lạc bộ
năng khiếu độc lập với nhau, không được làm việc lẫn lộn. Các trung
tâm luyện thi, các câu lạc bộ năng khiếu nằm ngoài hệ thống giáo
dục, nhưng phải đăng ký và đóng thuế thu nhập. Ở Nhật Bản, nếu
giáo viên nào bị phát hiện dạy thêm ngoài hoạt động chính quy, giáo
viên đó sẽ bị sa thải, hiệu trưởng trường đó phải từ chức.
Tôi rất muốn thu nhập của tất cả giáo viên trong cả nước được
cải thiện theo lộ trình cải cách triệt để giáo dục Việt Nam, có sự cân
đối hài hòa với các lĩnh vực khác. Mặc dù vậy, nếu buộc phải lựa
chọn giữa một bên là quyền được dạy thêm của mấy chục nghìn
hoặc mấy trăm nghìn giáo viên, một bên là một nền giáo dục tử tế
(nơi học sinh có thể đạt chuẩn giáo dục từ chương trình chính khóa
mà không cần học thêm, đồng thời những em có học lực yếu hơn
được nhà trường phụ đạo miễn phí), sự phát triển cân đối trí - lực của
hàng chục triệu trẻ em, tôi tin chúng ta cần chọn vế thứ hai chứ
không phải vế thứ nhất.
Tuy nhiên, vấn đề này cần được giải quyết với một lộ trình vài
ba năm để chuẩn bị tư tưởng cho các giáo viên, phụ huynh và học
sinh, vừa nâng cấp chất lượng giảng dạy chính khoá. Không nên áp
dụng các biện pháp phi giáo dục kiểu rình bắt quả tang và lập biên
bản giáo viên vi phạm trước mặt học sinh.
Cần phát triển mạnh mẽ các mô hình trung tâm luyện thi và câu
lạc bộ năng khiếu để việc dạy thêm, học thêm không phát sinh tiêu
cực mà, ngược lại, đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng,
năng lực người Việt Nam. Trong 5 năm đầu, giáo viên giáo dục chính
quy có thể được kết hợp dạy học ở các trung tâm và các câu lạc bộ.
Sau đó phải tách bạch giữa hai hệ thống, mỗi giáo viên tự chọn đứng