sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục, thiệt thòi cho con em các gia
đình có khó khăn kinh tế. Nó làm xấu đi hình ảnh thầy cô trong
con mắt học trò và phụ huynh.
Trên thực tế, không phải tất cả 1,2 triệu giáo viên trong cả nước
đều có cơ hội dạy thêm. Nói chung, 240.000 giáo viên mầm non,
87.000 giáo viên đại học và cao đẳng, 18.000 giáo viên trung cấp
chuyên nghiệp hầu như không có cơ hội dạy thêm.
Cũng không phải tất cả 840.000 giáo viên phổ thông trong cả
nước đều có cơ hội dạy thêm, mà chủ yếu là các giáo viên phổ thông
ở
thành phố, thị xã.
Cũng không phải tất cả giáo viên ở thành phố, thị xã có cơ hội
dạy thêm, mà trong số đó, thường chỉ là các giáo viên dạy các môn
học sinh có nhu cầu học thêm, đó là năm môn: toán, lý, hóa, văn,
ngoại ngữ.
Nhưng cũng không phải tất cả giáo viên toán, lý, hóa, văn, ngoại
ngữ ở thành phố, thị xã có cơ hội dạy thêm, mà chỉ một số trong số
các giáo viên đó.
Như vậy, rất nhiều giáo viên (trong tổng số 1,2 triệu giáo viên
trong cả nước) không có cơ hội dạy thêm. Các giáo viên không dạy
thêm đó đã và đang sống như thế nào?
Rất tiếc là cho đến nay chưa có cuộc khảo sát, nghiên cứu nào
về vấn đề này. Cô giáo nhà tôi đã một thời may gia công kimono
để có thêm thu nhập cho gia đình. Chúng tôi không bao giờ thấy
xấu hổ vì điều đó. Mọi lao động và thu nhập hợp pháp đều vinh
quang.
Thời đi học, chúng tôi không phải học thêm, nhưng chắc gì chất
lượng học đã kém so với hiện nay? Học sinh Việt Nam được gửi ra