C
Sự nhạy cảm mang tên “dạy thêm”
Vấn đề dạy thêm, học thêm lại rộ lên trên báo chí và các diễn
đàn mạng. Chuyện bắt nguồn từ việc một số địa phương tổ
chức “bắt quả tang” và lập biên bản một số giáo viên dạy
thêm sai quy định.
ụ
thể là sai so với Thông tư số 17/2012/TT-BGD-ĐT. Nơi này,
nơi khác đặt ra câu hỏi khó: “Nếu không dạy thêm thì giáo viên
ăn gì?”.
Câu hỏi đó nhạy cảm đến mức chúng ta cố gắng né tránh trả
lời. Hầu như ai cũng có người thân, bạn bè là giáo viên. Vợ tôi, chị
vợ, anh vợ tôi đều là giáo viên, bạn bè tôi nhiều người là giáo viên,
chính tôi cũng ngại nói những vấn đề nhạy cảm của ngành giáo dục.
Chẳng mấy ai vui vẻ với cảnh con cái mình từ sáng tới khuya vùi
đầu học hành, kể cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Các bà mẹ,
ông bố tất bật đưa đón con đi học thêm. Bố mẹ bận việc thì thuê xe
ôm đưa đón con. Mỗi tháng, các gia đình chi từ dăm ba trăm cho
đến một vài triệu đồng tiền học thêm cho mỗi đứa con. Đối với
đại đa số các gia đình Việt Nam, số tiền chi cho việc học thêm của
con cái là không nhỏ. Nhưng ai cũng ngại trả lời câu hỏi khó trên:
“Nếu không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?”
Chúng ta có thể né tránh mãi được không? Cách học sinh học
thêm ở nước ta không chỉ gây tốn kém công sức, tiền bạc cho các
gia đình, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng học hành –
nghỉ ngơi và sự phát triển toàn diện trí – lực của các cháu. Nó phá vỡ