Trong lần làm đầu tiên, có thể nhiều trường chưa tin tưởng vào
kỳ thi quốc gia, cứ cho họ quyền tổ chức thi tuyển bổ sung. Tuy
nhiên, họ phải có kết quả thi tuyển bổ sung trước khi Bộ Giáo dục -
Đào tạo ghép trường và công bố kết quả, tránh để tình trạng một
số em bơ vơ, có điểm thi cao nhưng không vào được trường nào.
Sẽ bỏ tư tưởng “vào đại học bằng mọi giá”?
Theo ông, khi chúng ta có một kỳ thi quốc gia chung sẽ tác động
đến quá trình dạy và học như thế nào, liệu học sinh trong thời đại
mới này có sánh được mới học sinh có nền giáo dục tiên tiến ở
châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc?
TS. Lương Hoài Nam: Cho phép tôi thẳng thắn. Chất lượng
giáo dục phụ thuộc vào cả quá trình học tập của một học sinh, từ mẫu
giáo đến hết đại học. Không thể hy vọng là việc thay đổi cách thi
sau trung học phổ thông sẽ nâng cao đáng kể chất lượng học sinh,
những người đã học theo chương trình giáo dục cũ.
Sẽ vẫn cần phải thay đổi mô hình giáo dục, chương trình, sách
giáo khoa, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và dụng cụ học tập,
nâng cao chất lượng giáo viên... để nâng cao chất lượng giáo dục
từng bước, qua nhiều năm, có thể là hàng chục năm thì mới nói đến
chuyện ngang bằng Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong vấn
đề này không sốt ruột, đi tắt đón đầu được.
Nhưng với cách thi mới từ năm 2015, tôi hy vọng đầu vào của các
trường đại học và trường nghề sẽ chuẩn hơn, hạn chế được trào lưu
“vào đại học bằng mọi giá”, chất lượng đầu vào một số trường đại
học quá thấp, trong khi nhiều trường nghề lại không tuyển sinh
đủ. Cần chấm dứt tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”, “thầy”
không ra “thầy”, “thợ” không ra thợ kéo dài trong thời gian qua.