KẺ TRĂN TRỞ - Trang 111

Khi làm tốt việc phân luồng đầu vào đại học và trường nghề,

chất lượng đầu ra và nguồn cung cho thị trường lao động sẽ được
cải thiện. Tỷ lệ đại học trên học nghề 2:1 lâu nay của nước ta rất
bất hợp lý so với thế giới.

Có quan điểm cho rằng, những việc làm của ngành giáo dục chậm

thì rất chậm mà nhanh thì rất nhanh, Bộ Giáo dục - Đào tạo nên
lắng nghe ý kiến từ dư luận như thế nào?

TS. Lương Hoài Nam: Nói về đổi mới giáo dục Việt Nam thì tôi

chưa thấy “nhanh”, “rất nhanh” ở đâu cả. Ai cũng biết chất lượng
giáo dục Việt Nam còn thấp so với thế giới. Nhà nào cũng kêu ca
vất vả, tốn kém với chuyện học hành của con em. Nhiều người
thất vọng vì con em ra trường khó tìm công ăn việc làm, có việc làm
thì thu nhập thấp...

Thế nhưng nhiều người lại... không muốn thay đổi. Có người

bảo tôi, nếu thay đổi cách thi thì năm sau con họ trượt đại học mất.
Tại sao chưa thi đã biết là sẽ trượt đại học? Có phải đã quen với kiểu
chưa thi đã biết sẽ đậu đại học không? Tại sao bắt buộc phải vào đại
học? Ai cũng vào đại học rồi ra ngồi trong văn phòng, lấy ai làm
thợ kỹ thuật, làm công nhân lành nghề ở nhà máy, công trường?

Những suy nghĩ kiểu đó giải thích phần nào thực trạng thị trường

lao động lâu nay ở nước ta, khi năng suất lao động ở Việt Nam chỉ
bằng 1/15 so với Singapore, 1/5 so với Thái Lan. Do vậy, càng nhiều
người tiếp tục suy nghĩ kiểu đó, càng phải thay đổi và phải thay đổi
sớm. Không thể kéo dài sự trì trệ ngay từ cách nghĩ.

Trân trọng cám ơn ông!

Xuân Trung thực hiện

(Giaoduc.net.vn, ngày 28-7-2014)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.