kém. Ngày xưa tôi thi đại học ở trường xã cũng có thấy vấn đề gì
đâu?
Thứ hai là lựa chọn các môn thi phù hợp với các yêu cầu tuyển
sinh của đa số các trường đại học và dạy nghề. Bên Anh, ngoài hai
trường Oxford, Cambridge và các trường năng khiếu đặc thù là có
các yêu cầu xét chọn bổ sung, còn lại, tất cả trường đại học và
trường nghề đều sử dụng kết quả kỳ thi A-Level chung để tuyển
sinh đầu vào. Do vậy, các môn thi cần mang tính đại diện cao.
Khâu ra đề, chấm thi rất quan trọng đối với chất lượng kỳ
thi. Làm thế nào thật tốt các khâu này thì tôi xin nhường cho các
nhà chuyên môn.
Qua kinh nghiệm các con tôi đã thi ở nước ngoài (ở Anh,
Singapore), tôi muốn lưu ý hai điểm. Một là, việc (và cách) mỗi
trường quyết định điểm tuyển sinh từng năm thế nào? Ở các nước,
việc này được thực hiện trước khi có kết quả thi, thông tin được giữ bí
mật.
Mỗi trường phải cân nhắc kỹ. Nếu chọn điểm tuyển sinh quá cao
thì trường có nguy cơ tuyển sinh không đủ. Nếu chọn điểm tuyển
sinh quá thấp lại ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và uy tín của
trường. Lần đầu tiên thi kiểu này lại càng khó khăn cho mỗi trường
quyết định, cần một giải pháp sáng tạo nào đó.
Hai là, cần một chương trình tin học mạnh để ghép kết quả thi
và các nguyện vọng chọn trường của học sinh với điểm tuyển sinh của
các trường một cách công bằng và khách quan. Với hơn 1,0 triệu học
sinh đăng ký thi và hơn 400 trường tuyển sinh mỗi năm, đây là một
việc rất khó, cần bắt tay chuẩn bị ngay từ bây giờ. Các con tôi đã
thi và đăng ký chọn trường ở nước ngoài, tôi thấy giải pháp cho vấn
đề này rất phức tạp, từ quy trình cho đến tính năng phần mềm.