KẺ TRĂN TRỞ - Trang 134

khuyên ở trên thì bạn có cơ hội thành công ở bất kỳ môi trường nào:
Nhà nước, tư nhân hay nước ngoài ở Việt Nam.

Bạn nên mở cho tất cả cơ hội để có nhiều lựa chọn. Điều quan

trọng là bạn đừng “thích đủ thứ” trong một lựa chọn. Bạn không thể
làm công chức nhà nước để thăng tiến mà lại muốn giàu có bằng
đồng lương (ít ra là vào thời điểm hiện nay). Còn nếu làm cho tư
nhân hoặc tổ chức nước ngoài, bạn sẽ được trả lương cao hơn, nhưng
phải làm việc cật lực và đừng “nhem nhẻm” cãi các ông chủ, bà chủ
như khi làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước vì họ có thể cho bạn
“ra đường” rất dễ dàng.

Khi làm việc ở công ty tư nhân, nếu như bạn có ý kiến khác ý

kiến của ông chủ, bà chủ, bạn có thể (và rất nên) trình bày, bảo vệ ý
kiến của mình một cách chặt chẽ, nhưng không nhất thiết phải đẩy
sự bất đồng đến đỉnh điểm và làm hỏng quan hệ. Doanh nghiệp và
tiền bạc là của họ, bạn phải tôn trọng quyền được sai và tự trả học
phí của họ. Khi thấy sai và phải tự trả học phí, họ sẽ khắc nhớ tới ý
kiến khác biệt của bạn và quay lại. Nếu thấy không thể làm việc
nổi thì bạn có thể ra đi, nhưng đừng phá vỡ quan hệ và đừng bao giờ
phản bội ông chủ, bà chủ và doanh nghiệp cũ của mình. Bạn vẫn có
thể làm việc cho doanh nghiệp cạnh tranh với họ, nhưng cạnh tranh
một cách có văn hóa và đúng luật.

Anh có thể chia sẻ sau khi anh du học trở về, anh có kinh nghiệm

nào để có thể thích nghi tốt với môi trường công tác ở Việt Nam?

TS. Lương Hoài Nam: Khi tôi từ Liên-xô về nước năm 1990,

Việt Nam đang ở một điểm thay đổi rất lớn: từ nền kinh tế quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và mở cửa làm ăn với
nước ngoài. Tôi rất nhanh nhận ra rằng nhiều kiến thức chuyên
môn và vốn ngoại ngữ tiếng Nga của tôi đã học được trong 10 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.