KẺ TRĂN TRỞ - Trang 174

Các máy bay được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất với tiêu

chuẩn an toàn rất cao. Để một loại máy bay được phê chuẩn, nhà
chế tạo máy bay buộc phải chứng minh với nhà chức trách hàng
không là máy bay của họ vẫn đảm bảo an toàn khi các bộ phận, máy
móc chính gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay. Họ phải chứng minh
ngay cả trong trường hợp tất cả động cơ trên máy bay bị “chết”,
máy bay vẫn “lượn” và hạ cánh được xuống một khu đất hoặc mặt
nước.

Trong quá trình thử nghiệm và phê chuẩn máy bay, các phi công

thử nghiệm có lúc phải tắt hết động cơ trong khi bay để kiểm tra, đo
đạc tính năng “lượn” và hạ cánh không động cơ. Họ còn thực hiện
nhiều đề bài thử nghiệm nguy hiểm khác. Một số phi công thử
nghiệm đã phải trả giá bằng tính mạng để một loại máy bay được phê
chuẩn. Tất cả vì sự an toàn cho hành khách đi máy bay.

Ngày 15-1-2009, chiếc Airbus A320 của hãng hàng không US

Airways đã chứng minh tính năng “lượn” và hạ cánh trên sông
Hudson (New York, Mỹ) với cả hai động cơ bị hỏng hoàn toàn (do
một đàn ngỗng đâm vào). Tổ lái đã “lượn” máy bay đáp an toàn
xuống mặt sông. Máy bay nổi trên sông như một con tàu, đủ thời
gian để tất cả hành khách, tổ bay thoát ra an toàn.

Tai nạn máy bay có nguyên nhân khởi điểm khác nhau: do thời

tiết, do kỹ thuật, do lỗi phi công, bị tấn công từ trong máy bay, bị
tấn công từ ngoài máy bay. Tuy nhiên, theo thống kê, kết cục
phần lớn là do lỗi con người liên quan đến các nguyên nhân đó.
Máy bay có thể bị tai nạn do gặp bão, nhưng yếu tố con người ở đây
là tại sao biết có bão mạnh vẫn bay? Máy bay có thể gặp sự cố kỹ
thuật khi đang bay, nhưng cái làm nó bị rơi lại là sự mất bình tĩnh
dẫn đến sai lầm của phi công khi xử lý sự cố kỹ thuật đó; nếu xử
lý đúng, hậu quả có thể đã được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.