Năm 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi đến Tokyo. Ở cảng Yokohama,
Fukuzawa nhìn thấy những con tàu biển của “Tây” đồ sộ, chạy
bằng máy hơi nước. Ông rất ngợp. Với vốn tiếng Hà Lan ít ỏi, ông
tiếp xúc với “Tây”, nhưng“Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng
không hiểu. Nhìn vào hàng chữ trên các bảng quảng cáo, các tờ cáo
thị, tôi không đọc được.” Cảm giác ngỡ ngàng của Fukuzawa ở cảng
Yokohama rất giống cảm giác của tôi khi năm 1981 đặt chân
xuống sân bay Sheremetyevo ở Moscow. Mặc dù biết chắc
“Туалет” trong tiếng Nga là nhà vệ sinh, nhưng tôi vẫn bị choáng khi
mở cửa nhìn vào một phòng ốp gạch men trắng toát, với những
buồng xí bệt bằng sứ trắng toát. Trong tiềm thức của tôi, nhà vệ
sinh cứ phải là cái hố xí hai ngăn cơ.
Fukuzawa đã khám phá thế giới văn minh Âu, Mỹ trong các
chuyến đi của mình. Ông nhận ra rằng xã hội và con người Âu, Mỹ
vượt trội so với nước Nhật của ông đang bị chìm đắm trong nền
giáo lý Khổng giáo. Ông khởi xướng phong trào “Tây học” nhằm
“Thoát Á”. Với sự hậu thuẫn cải cách giáo dục của Minh Trị Hoàng
Đế, nước Nhật đã theo “Tây” để xây dựng một quốc gia công nghiệp
trong lòng châu Á. Học sinh được tách khỏi nhà trường thuộc chùa,
vào học ở trường “Tây”, theo sách giáo khoa “Tây”, với giáo viên Nhật
du học ở “Tây” về, thậm chí với cả giáo viên “Tây”. 50% ngân sách
của Bộ Công nghiệp Nhật Bản để thuê “Tây” dạy cho người Nhật làm
công nghiệp.
Soi vào các nước phát triển hiện đại ở châu Á, tôi đều thấy “Tây
học”. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đều học “Tây”.
Kể cả Trung Quốc, hầu hết những gì họ làm tốt trong mấy chục
năm gần đây để trở thành cường quốc cũng là nhờ học “Tây”, mặc
dù họ luôn nói về “màu sắc Trung Quốc”, “bản sắc Trung
Quốc”. Trong khi họ mở Viện Khổng Tử ở nhiều nước, chính họ lại