Bốn chiếc máy bay siêu nhẹ mà một công ty đã nhập cách đây
mấy năm vẫn chưa cất cánh được. Ba chiếc thủy phi cơ Cessna với
sức chở 12 khách của một hãng hàng không sắp đưa vào phục vụ du
lịch trong năm nay là dự án hàng không chung lớn nhất từ trước
đến nay ở Việt Nam.
Giữ chủ quyền biển, đảo
So với các nước trong ASEAN, mức độ phát triển hàng không
chung của Việt Nam còn rất thấp. Malaysia đã có hơn 50 máy bay
hàng không chung, Indonesia có hơn 100 chiếc và số máy bay tư
nhân ở các nước này đang tăng lên nhanh chóng.
Còn tại Trung Quốc, đội máy bay hàng không chung hiện tại hơn
1.600 chiếc và sẽ tăng lên đến 10.000 chiếc vào năm 2020. Trung
Quốc trong những năm gần đây có mục tiêu phát triển hàng không
chung rất mạnh, trở thành một trong các khách hàng lớn của các
công ty chế tạo máy bay. Bản thân Trung Quốc đang nghiên cứu và
chuẩn bị sản xuất nhiều loại máy bay từ một vài chục chỗ đến 150
chỗ.
Nhật Bản gần đây đầu tư mạnh vào công nghiệp máy bay. Các
công ty sản xuất ô tô lớn ở Nhật Bản như Mitsubishi, Honda, Toyota
đều đang phát triển các dự án sản xuất máy bay cỡ nhỏ dành cho
vận tải hàng không và hàng không chung.
Trong xu thế của khu vực, nước ta không thể không để ý đến
lĩnh vực hàng không chung, mà cần có kế hoạch, chiến lược phát
triển lĩnh vực này. Bầu trời không chỉ là chủ quyền, mà còn là tài
nguyên của quốc gia. Các hoạt động bay càng tấp nập, giá trị đóng
góp của bầu trời vào phát triển kinh tế – xã hội càng cao.