KẺ TRĂN TRỞ - Trang 183

Chủ của các phương tiện bay hàng không chung có thể gồm cá

nhân (máy bay tư nhân), cơ quan nhà nước (máy bay công vụ, kể cả
của cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát giao thông, kiểm lâm,
các cơ quan nghiên cứu), doanh nghiệp (máy bay thương gia), bệnh
viện (máy bay vận chuyển y tế), công ty du lịch, công ty vận tải
tuyến ngắn air taxi, trường đào tạo phi công, câu lạc bộ hàng
không…

Mỹ là cường quốc hàng không chung, với khoảng 220.000

phương tiện bay trong tổng số 360.000 phương tiện bay hàng không
chung toàn cầu. Có gần 20.000 sân bay, bãi đáp trên mặt đất và
trên mặt nước ở Mỹ phục vụ cho các hoạt động hàng không chung, với
các hoạt động bay hết sức tấp nập.

Sau Mỹ là Canada, châu Âu, Australia, New Zealand..., với số

phương tiện bay hàng không chung từ hàng nghìn đến hàng chục
nghìn chiếc mỗi nước. Australia có khoảng 23 triệu dân, nhưng có
tới 12.000 phương tiện bay hàng không chung, phần lớn trong đó là
máy bay tư nhân.

Australia có nhiều sân bay hàng không chung. Sân bay

Bankstown ở Sydney mỗi ngày có trên dưới 1.000 chuyến bay hàng
không chung, cao gấp đôi số chuyến bay hàng ngày tại Tân Sơn
Nhất, sân bay lớn nhất của Việt Nam.

các nước châu Á, do mặt bằng phát triển kinh tế, hàng không

chung chưa phát triển được như ở châu Âu và Australia, so với Mỹ thì
khoảng cách quá xa.

Riêng ở nước ta, hàng không chung mới đang ở điểm khởi đầu cả

về khái niệm và thực tiễn. Máy bay hàng không chung ở Việt Nam
đến thời điểm hiện tại gồm một chiếc cánh quạt King Air và một
chiếc trực thăng Eurocopter của hai ông bầu bóng đá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.