mà nhận mình là “to” thì sẽ là đại họa, không bao giờ thực sự “to” lên
được.
Về những cái cần phải có để Việt Nam ta có thể được coi là một
“nước to”, nhưng tiếc là chúng ta lại không có hoặc ít có, tôi thấy
thế này:
Trong lịch sử của đất nước, Việt Nam chưa bao giờ được bên
ngoài biết đến như một nước giàu có, thịnh vượng. Nước ta không
nằm trong hành trình “Con đường tơ lụa”, chưa sản xuất được cái gì
đặc sắc với sản lượng lớn và có lợi thế mậu dịch hơn so với các nước
khác. Nhìn chung, lịch sử kinh tế của chúng ta chủ yếu là trồng lúa
và đủ ăn, cho đến tận gần đây mới trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị xuất khẩu cũng chưa phải là lớn
đối với một quốc gia.
Với GDP hơn 50 tỷ đô-la/năm vào năm 2005, Việt Nam vẫn đang
là nền kinh tế nhỏ, tỷ trọng và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế
thế giới chưa đáng kể.
Bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người trên 600 đô-la đặt
Việt Nam vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới. Dân số hơn
80 triệu người là “to” (không nhiều nước có tới ngần ấy dân đâu!)
nhưng đông dân mà nghèo thì dĩ nhiên là “nhỏ”.
Trong lịch sử, Việt Nam chưa có một nhà công nghiệp nào nổi
tiếng thế giới. Sau “thành tựu xe công nông Bông Sen đầu máy
quay ngang”, công nghiệp Việt Nam đến thời điểm hiện tại mới bắt
đầu phát triển bằng việc ứng dụng các máy chủ, công nghệ nước
ngoài, sản phẩm lắp ráp vẫn là chủ yếu, sản phẩm công nghiệp có
tính cạnh tranh của Việt Nam chưa có bao nhiêu. Công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ của Việt Nam so sánh với các nước trong ASEAN đã
yếu rồi, so với toàn thế giới thì còn yếu hơn nữa. Nói chung, Việt