không có cách nào khác là Vietnam Airlines phải quảng bá điểm đến
để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam. Vietnam Airlines
chiếm gần 50% thị phần vận chuyển hàng không quốc tế của
Việt Nam, cứ tăng thêm được hai khách quốc tế đến Việt Nam thì
Vietnam Airlines được hưởng một khách. Do vậy, đối với Vietnam
Airlines, quảng bá điểm đến Việt Nam nhiều khi còn quan trọng,
thực dụng hơn cả quảng bá thương hiệu của mình. Năm nay, Vietnam
Airlines chi cho quảng cáo quốc tế khoảng 5 triệu đô-la, phần lớn
là quảng bá điểm đến Việt Nam, phần nhỏ là quảng bá thương hiệu
Vietnam Airlines.
Nói như vậy cũng để thấy rằng “chi tới hàng trăm ngàn đô-la để
phát sóng vài chục giây quảng cáo trên các kênh truyền hình đắt
đỏ như BBC và CNN, tính riêng nửa cuối năm 2010 Việt Nam đã
chi tới 5,3 tỷ đồng cho phát sóng quảng cáo trên CNN” chưa thể gọi
là “mạnh tay” được. Nhiều năm trước khi tôi còn phụ trách quảng
cáo của Vietnam Airlines, mỗi năm hãng phát quảng cáo khoảng
2.000-3.000 lần trên CNN, đồng thời phối hợp với CNN thực hiện
một số phóng sự du lịch chuyên đề, ngân sách riêng cho CNN
khoảng 700.000 tới 1 triệu đô-la/năm. Ngoài ra, Vietnam Airlines
còn quảng bá điểm đến Việt Nam trên rất nhiều đài truyền hình
và báo quốc tế khác.
Nếu chọn gói quảng cáo phù hợp, chi phí một lần phát quảng
cáo trên CNN chỉ trên dưới 300 đô-la, rẻ hơn nhiều so với giá quảng
cáo của các đài truyền hình VTV, HTV. Các quốc gia quảng cáo du
lịch mạnh trên CNN (như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hồng
Kông...) thường mua những gói quảng cáo hàng nghìn lần phát mỗi
năm để được giảm giá nhiều và được thêm các chương trình thưởng
(bonus). Người ta thường không rải đều quảng cáo trong cả năm mà
chia thành một số chiến dịch (3-4 chiến dịch mỗi năm), mỗi ngày