trưng của nước mình, có khu vực trưng bày, giới thiệu của các doanh
nghiệp, có khu vực chung giới thiệu văn hóa, ẩm thực, biểu diễn nghệ
thuật, thời trang... hấp dẫn. Trong một lần làm việc với cơ quan du
lịch Campuchia, tôi được họ giới thiệu cho xem mô hình “Khu
Campuchia” tại hội chợ du lịch ITB Berlin do một công ty Đức thiết
kế rất chuyên nghiệp và ấn tượng. Tôi thấy chạnh lòng,
Campuchia họ làm được chuyên nghiệp như vậy, sao Việt Nam ta...?
Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp hàng không, khách sạn,
lữ hành tham gia một số hội chợ du lịch quốc tế, nhưng theo tôi
biết thì ít khi có được sự hợp lực để làm một “Khu Việt Nam” hoành
tráng, ấn tượng. Thường thì quầy của doanh nghiệp này ở một góc,
của doanh nghiệp kia ở một góc khác, hình ảnh ít ỏi, thông tin nghèo
nàn. Tôi đã chứng kiến cảnh nhân viên một doanh nghiệp du lịch
tham gia hội chợ tích cực bán quà lưu niệm để kiếm ít tiền mua quà
về nước thay vì tích cực cung cấp thông tin du lịch về Việt Nam,
về doanh nghiệp mình.
Muốn có những “Khu Việt Nam” hoành tráng, ấn tượng tại các
hội chợ, cần làm cho các doanh nghiệp hiểu được sự cần thiết phải
hợp lực xây dựng hình ảnh du lịch chung, khả năng cạnh tranh du lịch
chung của quốc gia trước khi tập trung cho cái riêng của doanh
nghiệp mình. Ở một hội chợ, trước hết các doanh nghiệp tham gia
cần hợp lực thu hút người xem đến “Khu Việt Nam” đã, rồi mới
đến việc thu hút họ đến quầy của mình. Trên thị trường du lịch,
trước hết các doanh nghiệp phải hợp lực thu hút du khách quốc tế
đến đất nước Việt Nam đã (thay vì đến Thái Lan, Trung Quốc...),
rồi mới đến việc lôi kéo họ đến với doanh nghiệp của mình. Nói
cách khác, cần phải hợp lực cạnh tranh quốc tế trước khi cạnh
tranh lẫn nhau.
Nhưng có vẻ như các doanh nghiệp du lịch chưa ai tin ai và tất cả
đều cùng... chưa tin cơ quan quản lý. Tình trạng đơn lẻ, manh mún