trong chiến dịch phát quảng cáo 5-10 lần để tăng cơ hội mang
thông điệp đến nhiều đối tượng xem khác nhau.
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc mỗi
năm chi hàng chục triệu đô-la cho quảng bá du lịch ở nước ngoài.
Cũng đã có những nghiên cứu, phân tích cho thấy Việt Nam nên
dành ngân sách tối thiểu 5 triệu đô-la mỗi năm cho quảng bá điểm
đến. Theo tôi, với 5 triệu đô-la thì cũng phải tính toán rất khéo việc
phân bổ giữa các phương tiện quảng cáo và cách sử dụng từng phương
tiện cụ thể để số tiền 5 triệu đô-la đó không trở thành “muối bỏ
bể”.
Một cây làm chẳng nên non
Quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, báo viết, internet,
các phương tiện giao thông công cộng (tàu điện ngầm, taxi, xe buýt),
bảng quảng cáo... mới chỉ là một kênh quảng bá và một phần của
ngân sách quảng bá du lịch của một quốc gia. Cần đồng thời thực
hiện nhiều hoạt động khác như tham gia các hội chợ, hội nghị, hội
thảo du lịch quốc tế và quốc gia; các hoạt động tài trợ văn hóa (kể
cả ẩm thực, thời trang, điện ảnh, âm nhạc), thể thao; các hoạt động
cung cấp thông tin du lịch phi quảng cáo thông qua hệ thống văn
phòng thông tin du lịch tại các nước, các website, sách, quầy thông
tin du lịch tại các sân bay, nhà ga đường sắt, bến ô tô...
Nói về việc tham gia các lễ hội du lịch của Việt Nam thì cũng có
vấn đề đáng bàn. Hàng năm có rất nhiều hội chợ du lịch quốc
tế lớn được tổ chức như ITB Berlin ở Đức, WTM ở Anh, Top Resa ở
Pháp, Trade Show ở Mỹ, JATA ở Nhật Bản và nhiều hội chợ du lịch
nhỏ hơn, cấp quốc gia. Các nước tham gia các hội chợ du lịch quốc
tế thường thuê một khu vực riêng, có thiết kế không gian, hình
ả
nh tổng thể thể hiện một cách chuyên nghiệp những nét văn hóa đặc