Cách chọn biểu tượng, khẩu hiệu du lịch của ngành du lịch Việt
Nam thông qua các cuộc thi sáng tác biểu tượng, khẩu hiệu rất khó
mang lại kết quả tốt. Biểu tượng, khẩu hiệu du lịch phải xuất phát
từ một chiến lược phát triển du lịch, định vị sản phẩm và thương
hiệu du lịch cụ thể, có chiều sâu. Nếu người sáng tác không hiểu
biết một cách tường tận những nội dung này thì cuộc thi sáng tác
biểu tượng, khẩu hiệu du lịch rất dễ biến thành một cuộc thi vẽ cái
mình chưa biết rõ, thi viết về cái mình chưa hiểu tốt.
Khác với bức tranh, một biểu tượng tốt không phải là biểu tượng
xem đẹp mắt mà là biểu tượng hiệu quả (ấn tượng, dễ nhận biết,
dễ nhớ, dễ liên tưởng đến những giá trị người ta muốn nó thể hiện,
dễ sử dụng). Tương tự, khẩu hiệu tốt không phải là khẩu hiệu nghe
hay mà là khẩu hiệu hiệu quả. Để đạt được tính hiệu quả trong việc
xây dựng biểu tượng và khẩu hiệu, người thực hiện cần phải phối
hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong ngành du lịch trong cả quá
trình tìm tòi, sáng tác, thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện.
Vietnam Airlines mất 10 năm (từ 1993 đến 2003) kiên trì hợp
tác với hãng Boeing (Mỹ, tài trợ dự án), công ty quảng cáo Perk
Communications (Mỹ) và họa sỹ thiết kế Victor Kubo (người Mỹ
gốc Nhật Bản) để có được biểu tượng Bông Sen Vàng được sử dụng từ
năm 2003 đến nay. Nếu tới đây Hoa Sen được lựa chọn làm Quốc
Hoa, biểu tượng Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines có thể sẽ sống
mãi.
Không kỳ công như Vietnam Airlines, nhưng Viettel cũng đã có
một biểu tượng và khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn” rất thành
công. Viettel không tổ chức cuộc thi sáng tác nào. Theo ông Nguyễn
Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Viettel, kể lại thì ông và các đồng
nghiệp ở Viettel khi đó có chung một suy nghĩ là “phải thuê một công
ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về thương hiệu để làm”. Với