quyết định đó, Viettel đã thuê JW Thomson (JWT) – một công ty
quảng cáo nước ngoài lớn cho công việc quan trọng này.
Một trong các lý do mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không
phê duyệt biểu tượng và khẩu hiệu du lịch lần này là “chỉ có 50-60%
người được trưng cầu ý kiến ủng hộ”. Nếu vào năm 2003 Vietnam
Airlines tổ chức lấy ý kiến rộng rãi thì số người ủng hộ Bông Sen
Vàng chưa chắc đạt quá bán do nhiều người (kể cả lãnh đạo nhà
nước) đã quá quen và thân thiện với biểu tượng Con Cò được sử dụng
từ năm 1990. Đối với một cái mới, số đông chưa chắc đã đúng.
Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp như Vietnam Airlines,
Viettel đã hình dung được rõ ràng những giá trị dịch vụ mà họ
muốn biểu tượng, khẩu hiệu truyền đạt một cách hiệu quả nhất.
Họ kiên trì theo đuổi, tạo ra những giá trị dịch vụ đó, đồng thời thực
hiện các chương trình thương hiệu chuyên nghiệp.
Khi chọn khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel muốn
thể hiện giá trị dịch vụ ở việc tôn trọng khách hàng hơn (so với các
“ông độc quyền” thuộc VNPT trước khi có Viettel). Những người làm
ở
Viettel phải thấm nhuần yêu cầu đó, khách hàng của Viettel phải
cảm nhận được giá trị dịch vụ đó. Công bằng mà nói, Viettel đã làm
rất tốt.
Từ cái nền tới câu chuyện hoàn chỉnh
Trở lại với biểu tượng, khẩu hiệu du lịch, sẽ là sai lầm nếu yêu
cầu chúng phải thể hiện được “thế mạnh là du lịch biển, du lịch
sinh thái và văn hóa, đối tượng thu hút chính là du khách quốc tế
nghỉ dưỡng dài ngày, chi nhiều tiền” như tiêu chí của cuộc thi.
Không biểu tượng, khẩu hiệu nào có thể “nói” và “làm” được nhiều
thứ như thế. Biểu tượng, khẩu hiệu trong hoạt động thương hiệu mới